Vaccine gia cầm là một trong những chế phẩm không thể thiếu trong chăn nuôi thú y. Đây là sản phẩm giúp chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Điểm đặc biệt là đây chính là liệu pháp hiệu quả nhất (phòng hơn chống) và ít tốn kém nhất. Tuy vậy, Vaccine gia cầm có những đặc trưng riêng và yêu cầu phải sử dụng đúng kỹ thuật, bảo quản đúng kỹ thuật thì mới có hiệu quả. Ngược lại, nếu sử dụng và bảo quản sai đôi khi sẽ gây tác dụng không mong muốn.
Vaccine gia cầm là gì?
Vaccine là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết đi, không còn khả năng gây bệnh. Những mầm bệnh đặc biệt này sau khi tiêm vào cơ thể thì mới kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh. Vaccine gia cầm là các chế phẩm Vaccine được bào chế để phòng chống dịch bệnh cho gia cầm.
Vaccine gia cầm được bào chế đặc biệt để dùng cho cả gà con từ một ngày tuổi trở lên.
Hiện tại trên thị trường có 2 loại Vaccine gia cầm chính là Vaccine sống (vaccine nhược độc) và Vaccine chết (vaccine vô hoạt). Hiểu nôm na thì Vaccine sống còn chứa các mầm bệnh còn sống nhưng bị làm yếu đi. Vaccine chết là loại mà virus, vi khuẩn đã bị làm chết đi.
Vaccine chết thì an toàn hơn Vaccine sống, nhưng cũng vì vậy nên độ hiệu quả của nó thấp hơn, thời gian sử dụng cũng ngắn hơn.
Ngoài ra còn có một loại khác là Vaccine tế bào đông lạnh. Nó được bảo quản trong Nito lỏng -196 độ C, cần máy móc phức tạp, hiện đại. Chính vì vậy loại này thường được dùng trong các trạm ấp hơn.
Như đã nói, mỗi loại Vaccine có ưu và nhược điểm riêng. Đặc biệt nếu dùng và bảo quản không đúng kỹ thuật sẽ làm giảm khả năng miễn dịch cho gia cầm. Do đó nên lưu ý kỹ các hướng dẫn khi sử dụng Vaccine gia cầm.
Các loại Vaccine gia cầm thường gặp:
Có nhiều loại Vaccine gia cầm được bán hiện nay có thể kể tới như:
- Gumboro I
- Inactivated IBD-ND-IB -EDS
- Inactvated ND
- Live B1 – M48
- Live FP (Fowl Pox) – là vắc xin sống phòng bệnh đậu gà được đông lạnh khô. Vắc xin này dùng để tiêm
- LIVE LAS – là vắc xin sống dạng CEO phòng bệnh Newcastle dòng Lasota, được đông lạnh khô. Có thể nhỏ vào mắt hoặc mũi
- Marek’s – loại này là vắc xin sống phòng bệnh Marek’s cho gà được đông lạnh khô.
Lưu ý khi sử dụng Vaccine gia cầm
Vaccine gia cầm là loại chế phẩm mang lại hiệu quả cao trong phòng – chống bệnh tật cho vật nuôi. Tuy nhiên nó cũng yêu cầu thực hiện theo đúng kỹ thuật khi sử dụng và bảo quản.
- Nên bảo quản đúng nhiệt độ: Vaccine sống <0 độ C, Vaccine chết từ 2 – 8 độ C.
- Nên có 1 cái tủ riêng để bảo quản Vaccine
- Nên vệ sinh tủ thường xuyên, kỹ càng.
- Việc xuất nhập kho từng loại vaccine, số lượng phải được ghi chép lại để đảm bảo dùng đúng thời hạn, tránh lãng phí cũng như tránh nguy hại cho gia cầm khi dùng quá hạn.
- Khi đang sử dụng vaccine – lưu ý tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào
- Không dùng vaccine cho đàn gia cầm đang có dấu hiệu bị ốm
- Đảm bảo dùng vaccine đúng liều lượng, liệu trình như hướng dẫn
- Nên xem xét kỹ bao bì nhãn mác, xuất xứ, hạn sử dụng trước khi dùng.
- Tiệt trùng các dụng cụ trước khi sử dụng (đun sôi để nguội, v.v…).
- Trong quá trình dùng vaccine gia cầm thì nên
- Sử dụng vaccine đúng đường: hòa nước cho uống, tiêm bắp, tiêm dưới da, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ miệng…
- Tuyệt đối nên hủy bỏ vaccine quá hạn dùng, đồng thời nên tiêu hủy nơi quy định. Điều này nhằm tránh việc vaccine tạo ra biến chủng phức tạp nguy hiểm