Gà con ỉa ra máu là bệnh gì? Cách chữa như nào?

Những nguyên nhân dẫn đến gà con ỉa ra máu:

Bệnh Newcatle

Nguyên nhân gây bệnh gà rù là do virus Newcastle – một loại RNA virus, thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Gà bệnh có các triệu chứng sau:

– Gà khát nước liên tục, uống nhiều nước, ỉa chảy.

– Quan sát trình trạng tiêu chảy của những ngày tiếp theo sẽ thấy phân sống không tiêu có màu nâu và lẫn máu tươi. Hiện tượng này không mất đi mà ngày càng diễn biến nặng hơn. Cuối cùng là đi ngoài hoàn toàn là máu.

– Gà con cơ thể yếu ớt, gầy rạc, da tái nhợt.

– Lông rụng, cánh sát đất, xù, đầu cúi xuống dưới, gà đứng yên một chỗ.

– Nếu không điều trị kịp thời, sau khoảng 5-1 tuần sẽ chết do kiệt sức, mất máu.

Bệnh tích:

– Đặc trưng xuất huyết dạ dày tuyến.

– Ruột viêm loét, nổi gồ hình cúc áo.

– Van hồi manh tràng xuất huyết.

Chăn nuôi gà

Bênh viêm ruột hoại tử

Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostrium perfringens gây hoại tử nghiêm trọng trên niêm mạc ruột, xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà nhưng thường gặp ở gà từ 2 – 5 tuần tuổi.

Các triệu chứng khi gà bị bệnh viêm ruột hoại tử là gà đi phân sáp màu đen, đôi khi có lẫn máu và nhiều chất nhầy hoặc phân sáp có bọt khí, mào thâm tím, giảm ăn, chậm lớn, hay nằm sấp, gục đầu, xã cánh. Tỷ lệ chết 5-25%.

Bệnh tích đặc trưng khi mổ khám là ruột non hoại tử, ruột sưng phồng, có nhiều bọt khí, gan bị hoại tử.

Gà con ỉa ra máu do viêm ruột hoại tử

Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh ký sinh trùng do đơn bào lớp nguyên sinh động vật (protozoa) gây ra. Bệnh thường thấy nhất ở gà con từ 10-60 ngày tuổi và nặng ở gà 15-45 ngày tuổi. Bệnh làm gà con còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng, gây chết từ 30-100% nếu không điều trị kịp thời.

Ở thể cấp tính gà giảm ăn, buồn ủ rủ, gà ỉa ra phân loãng, thức ăn không tiêu. Khi có hiện tượng viêm xuất huyết trong ruột thì gà uống rất nhiều nước, đứng cù rù, lẻ loi hoặc tụm đống lại một góc chuồng. Quan sát những gà đứng chúng ta thấy cổ gà rụt, mắt nhắm nghiền, 2 cánh sã chạm gần sát nền, lúc này phân gà sệt màu sáp nâu có lẫn máu thậm chí ỉa ra máu tươi. Gà nhợt nhạt và rất yếu vì thiếu máu.

Một số gà có biểu hiện thần kinh liệt hoặc bán liệt chân hoặc cánh. Thể cấp tính gây chết gà rất nhanh trong thời gian 1-3 ngày, tỷ lệ chết 70-80% số gà bệnh (nếu không điều trị kịp thời), số gà còn lại chuyển sang mãn tính. Những con chết khi vạch hậu môn gà để khám thì chúng ta thấy có dính máu.

Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết, hoại tử niêm mạc ruột.

Gà con ỉa ra máu do cầu trùng

Bệnh đầu đen

Do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây ra. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi.

Gà giảm tính thèm ăn, sốt cao, rét run, đứng rụt cổ, mắt nhắm nghiền, lông xù. Gà dấu đầu vào cánh, tìm chỗ ấm (chỗ có ánh sáng mặt trời, đèn sưởi…) để đứng, tiêu chảy phân vàng, phân lẫn máu, ủ rũ và gầy dần. Da vùng đầu thâm tím, có khi chuyển sang màu tím đen khi con vật sắp chết.

Bệnh tích: mang tràng sưng, xuất huyết; thành dày, chứa casein; gan hoại tử nghiêm trọng.

Điều trị

Trước tiên bà con cần xác định nguyên nhân gây hiện tượng gà con ỉa ra máu nhờ vào sự giúp đỡ của bác sỹ thú y. Đối với từng bệnh, bà con có thể áp dụng cách xử lý sau:

Bệnh NEWCASTLE:
 Bệnh viêm ruột hoại tử:

Bệnh cầu trùng: dùng DICLACOX hoặc MEBI-COX 2,5% hoặc AMPRO WS.

Bệnh đầu đen: dùng VIP-MONO COX

Phòng bệnh

Để có thể phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho gà thì bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

– Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống.

– Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi thích hợp.

– Thường xuyên tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.

– Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… cần thiết. Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng bằng cách hòa nước điện giải, vitamin cho gà uống.

– Sử dụng khẩu phần chứa hàm lượng protein thấp hoặc khẩu phần có nguồn protein dễ tiêu hóa kết hợp với các enzyme, men vi sinh, chế phẩm sinh học sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.

– Không nên cho gà ăn những thức ăn có kích thước hạt khác có độ đồng đều không cao, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và sản sinh độc tố. Đặc biệt, hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.

– Sử dụng vaccine phòng bệnh theo định kỳ cho đàn gà.

– Khi nuôi phải tuân thủ quy trình an toàn sinh học, diệt cầu trùng khi 3 – 5 ngày tuổi.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.