Heo bị tiêu chảy cấp là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi heo. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi heo, nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở heo con. Nguyên nhân và cách điều trị heo bị tiêu chảy cấp cần được bà con chăn nuôi nắm rõ để phòng ngừa và xử lý kịp thời.
NGUYÊN NHÂN
- Vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy cấp ở heo, như E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens . Vi khuẩn xâm nhập vào ruột của heo qua đường miệng, gây viêm ruột hoại tử, rối loạn tiêu hóa và mất nước .
- Virus: Một số loại vi rút có thể gây ra tiêu chảy cấp ở heo, như Rota virus, Corona virus, TGE virus . Vi rút xâm nhập vào ruột của heo qua đường miệng, gây viêm ruột teo, làm suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và mất nước .
- Ký sinh trùng: như Giardia, Cryptosporidium, ký sinh trùng xâm nhập vào ruột của heo qua đường miệng, gây viêm ruột mạn tính, làm suy giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và mất nước .
- Thức ăn không phù hợp: Heo bị tiêu chảy cấp cũng có thể do cho ăn thức ăn không phù hợp, đổi loại cám cho ăn với thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng thay đổi đột ngột, hoặc do thức ăn kém chất lượng, bị cũ, ôi thiu, nấm mốc, nhiễm độc tố hoặc chất bảo quản . Thức ăn không phù hợp sẽ gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và mất nước.
- Thay đổi thời tiết, môi trường sống: Khi thời tiết thay đổi, heo có thể bị stress, dẫn tới dấu hiệu chán ăn, kém ăn kèm theo tiêu chảy . Đặc biệt là những ngày thời tiết nắng nóng .
CÁCH ĐIỀU TRỊ
- Heo bị tiêu chảy cấp do vi khuẩn gây nên:
- Bù nước và điện giải: Đây là biện pháp quan trọng và cần thiết khi heo bị tiêu chảy cấp. Cần cho heo uống nhiều nước sạch hoặc các dung dịch bù nước và điện giải như: ELECTROLYTE hoặc ORESOL hoặc MEBI-ORGALYTE
- Sử dụng thuốc cắt nôn, giảm co thắt ruột: ATROPIN INJ
- Sử dụng thuốc kháng sinh: ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY INJ hoặc MULTIBIOTIC LA hoặc METRIL MAX LA điều trị trong 3 -5 ngày.
- Heo bị tiêu chảy cấp do virus PED gây nên:
- Bù nước và điện giải: Cần cho heo uống nhiều nước sạch hoặc các dung dịch bù nước và điện giải như: ELECTROLYTES hoặc ORESOL hoặc MEBI-ORGALYTE. Nặng thì nên truyền xoang phúc mạc dung dịch đường Glucose, muối lactate.
- Sử dụng thuốc cắt nôn, giảm co thắt ruột: ATROPIN INJ
- Sử dụng kháng thể cho heo con: IMMUNO ONE S dùng trong 5-7 ngày liên tục.
- Dùng kháng sinh chống kế phát: cho uống METRI ORAL hoặc tiêm Đặc trị tiêu chảy INJ hoặc MULTIBIOTIC LA.
PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh chuồng trại: Bà con cần giữ gìn vệ sinh chuồng trại, định kỳ sát trùng chuồng trại bằng IODINE và CLEAR 2 tuần/lần. Bà con cũng cần loại bỏ phân và rác thải thường xuyên, tránh để phân và rác thải tích tụ và ô nhiễm môi trường.
- Kiểm tra và cách ly heo bệnh: Bà con cần kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của heo, nếu phát hiện heo có dấu hiệu bệnh lý, cần cách ly ngay và điều trị kịp thời. Bà con cũng cần kiểm tra và cách ly heo mới mua về hoặc heo mới xuất chuồng, tránh để heo lây nhiễm cho nhau.
- Tiêm phòng các bệnh nguy hiểm: Bà con cần phòng cho heo các bệnh nguy hiểm có thể gây ra tiêu chảy cấp như hồng lỵ, viêm ruột hoại tử, Rota virus.
- Điều chỉnh khẩu phần ăn: Bà con cần cho heo ăn chế độ thức ăn hợp lý, đa dạng hóa loại thức ăn từ thức ăn thô xanh, đến thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm và khoáng chất, kết hợp chế biến thành nhiều dạng khác nhau như cám viên, cám nấu, thức ăn ủ chua, thức ăn tươi để kích thích heo ăn khỏe, bổ sung đầy đủ cơ chất, tăng sức đề kháng. Kiểm tra chất lượng của thức ăn, loại bỏ những thức ăn hư hỏng, ôi thiu, nấm mốc hoặc có mùi lạ.
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.