850.000

Môi trường nuôi trồng thủy sản – tôm là yếu tố được quan tâm đầu tiên khi bắt tay vào việc nuôi trồng tôm giống. Người nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp với tôm để chúng thích nghi cũng như phát triển hơn. Nhất là vấn về ô nhiễm môi trường rất cần được quan tâm để xử lý đúng cách, tránh gây ra những hậu quả không tốt và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng tôm.

Tìm hiểu các yếu tố của môi trường nuôi trồng thuỷ sản- tôm

Có nhiều yếu tố liên quan đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản- tôm cần được lưu ý như: nhiệt độ, oxy hòa tan, độ pH, màu nước, độ mặn,…

Nhiệt độ

Tôm thuộc loài máu lạnh, thay đổi nhiệt độ theo môi trường bên ngoài. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng,… của chúng.

Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho tôm sú là khoảng 28-30 độ C, tôm thẻ chân trắng thì thích hợp với nhiệt độ 23-30 độ C,…

Độ pH

Trong việc nuôi trồng thủy sản thì độ pH môi trường nước thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố lý, hóa, sinh của môi trường và sức khỏe của thủy sản. Như là độ pH thích hợp cho nước trong ao hồ nuôi tôm sú là pH = 7,2 – 8,8. Nếu độ pH cao hay thấp kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt.

Oxy hòa tan

Oxy hòa tan là 1 yếu tố quan trọng, nếu Oxy hòa tan thấp có thể làm tôm chết. Ở trong nước nồng độ oxy hòa tan cần thiết cho tôm hô hấp là 5ppm. Oxy hoà tan sẽ giảm khi nhiệt độ và độ mặn giảm.

Gây màu nước

Màu nước của môi trường nuôi trồng tôm rất quan trọng. Có màu nước lợi cho tôm nhưng cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước để có cách xử lý hiệu quả. Bản chất của màu nước được định lượng bằng hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước.

Các hợp chất vô cơ bao gồm chất không hòa tan và hòa tan. Còn các chất hữu cơ bao gồm các sinh vật phù du, thực vật đáy, động vật nguyên sinh. Đặc biệt, sử dụng những chế phẩm sinh học để thực hiện là việc khá hiệu quả. Bởi vì vừa làm cho nước ao nuôi tôm tốt hơn, vừa làm sạch nước, giảm BOD, COD, phòng bệnh và kích thích tôm sinh trưởng.

Độ đục của nước

Độ đục của nước đo bằng đĩa Secchi. Độ đục của nước thích hợp nhất cho việc nuôi tôm là khi bạn nhìn đĩa Secchi thấy được ở độ sâu khoảng 25-40cm.

Nếu đĩa Secchi nhìn thấy được ở độ sâu 20-30cm thì nước bắt đầu đục, nên giữ pH buổi sáng < 8.0 và thay bớt nước.

Nếu đĩa Secchi nhìn thấy được ở độ sâu < 20cm: nước quá đục, nên thay nước và dùng vôi hoặc đolomit 150-300kg/ha để lắng bớt bùn và tảo, nhất là vào mùa mưa.

Nếu đĩa Secchi nhìn thấy được ở độ sâu > 60cm: nước quá trong, nên gây lại màu nước và có thể kết hợp dùng men vi sinh để thúc cho màu nước lên nhanh hơn và ổn định.

Nguyên nhân nào ô nhiễm nguồn nước ao tôm?

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước – môi trường nuôi trồng tôm, nhưng phần lớn là do tác động của con người tạo ra. Đó chính là nguồn thức ăn dư thừa tích tụ lại dưới đáy ao nuôi và thải ra môi trường bên ngoài mà không được xử lý triệt để.

Phần lớn các loại thức ăn và hợp chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh sinh sôi và phát triển.

Ngoài ra, trong nước nuôi tôm còn chứa dư lượng các loại chất kháng sinh, hóa chất, thuốc trị bệnh tôm,… được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Và chúng đã mang theo một lượng lớn hợp chất nitơ photpho, các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây hại.

Một số nguyên nhân ô nhiễm nước ao tôm khác như là:

  • Do váng dầu và các chất thải sinh hoạt từ cảng
  • Chất thải từ các khu đô thị
  • Kim loại nặng trong nước gây ra
  • Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch trên biển
  • Các vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng cát, đá,..
  • Ngoài các nguyên nhân do con người gây ra thì yếu tố môi trường tự nhiên cũng tạo nên ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm như mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất,…

Các biện pháp khắc phục và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – tôm

Tìm ra những biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cần thiết, vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm nói riêng. Chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước triệt để trước khi bơm xả ra môi trường bên ngoài.

  • Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình.
  • Xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao lắng và cấp nước qua lưới lọc để loại bỏ tạp chất.
  • Nuôi tôm mật độ vừa phải.
  • Quản lý thức ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều gây dư thừa.
  • Sử dụng các loại thiết bị đo nhằm kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi.
  • Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp.
  • Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học của Mebipha giúp phân hủy hợp chất hữu cơ dưới ao nuôi tôm.

Mua chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – tôm ở đâu?

Nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm ngày càng nhiều nên trên thị trường xuất hiện rất nhiều những mặt hàng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – tôm. Tất nhiên là chúng có rất nhiều công dụng như: gây màu nước, phân hủy chất hữu cơ, tăng giảm độ pH,….

Nhưng để sử dụng có hiệu quả, bạn nên lưu ý tránh mua nhầm hàng giả hoặc hàng kém chất lượng. Nếu chưa biết tìm kiếm ở đâu thì bạn có thể đến các cửa hàng Mebipha của chúng tôi. Tự hào với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hệ thống sản xuất tiên tiến và nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đảm bảo luôn cung cấp những mặt hàng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – tôm với chất lượng đảm bảo và an toàn