Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nghề nuôi trồng cá hiện nay thì việc thường xuyên kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường là hết sức quan trọng. Việc này giúp người nuôi nhận biết được thực trạng thông qua các yếu tố. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản – cá cần được xử lý theo đúng quy trình
Xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản – cá có cần thiết không?
Như chúng ta đã biết sau một vụ nuôi cá thì toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh… đều tích tụ ở đáy ao cũng như ngấm sâu vào trong nền đáy và bờ ao. Vì vậy, việc xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản – cá là công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất ở vụ nuôi tiếp theo.
Nếu môi trường ao nuôi bị ô nhiễm thì cá rất dễ căng thẳng, sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch giảm và dễ phát sinh các dịch bệnh. Điều này còn giúp cho các loại tảo gây hại phát triển nhiều hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các loại cá sinh sống trong ao nuôi.
Do vậy, chúng ta cần quan tâm đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản – cá để xử lý kịp thời và nâng cao chất lượng nước trong ao nuôi để tạo ra môi trường sinh sống tốt nhất cho các loài cá khác nhau.
Các yếu tố trong môi trường nuôi trồng thủy sản – cá
Các chỉ tiêu môi trường mà ta cần theo dõi trong ao nuôi như là nhiệt độ, pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ mặn, độ đục, màu nước,… Đây là các chỉ tiêu có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của cá. Nếu các chỉ số này đều ở mức cho phép thì cá sẽ mau lớn, tỷ lệ sống cao, ít bị bệnh tật.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trong các ao nuôi là yếu tố vật lý ảnh hưởng rất lớn, mỗi loài cá đều có khoảng nhiệt độ thích hợp để phát triển. Ví dụ nhiệt độ để cá chim trắng, rô phi, trắm cỏ sinh trưởng và phát triển từ 28 độ C – 30 độ C. Khi nhiệt độ tăng quá cao trên 42 độ C, hoặc quá thấp dưới 6 độ C – 7 độ C sẽ làm cá chết.
Độ pH
Độ pH thấp có thể làm cá chậm phát dục, không đẻ hoặc đẻ rất ít. Còn độ pH của nước ao nhỏ hơn 4, lớn hơn 11 sẽ làm cá chết, độ pH từ 4 – 6,5 và 9 – 11 thì cá lại sinh trưởng chậm, khả năng hấp thụ thức ăn kém.
Độ Oxy hòa tan
Mỗi loài cá khác nhau đều có ngưỡng oxy khác nhau. Nếu oxy trong nước 2 mg/l thì cá mè lười ăn, cá nổi đầu, và nếu giảm xuống 1 mg/l thì cá mè ngừng ăn. Khi oxy trong nước tiếp tục giảm xuống còn 0,5 – 0,6 mg/l cá nổi đầu, nếu kéo dài sẽ chết. Cá mè sẽ phát triển tốt ở hàm lượng oxy hòa tan trung bình 4 mg/l.
Độ đục của nước
Đối với cá khi nước độ đục cao thì rất khó hô hấp và cường độ bắt mồi giảm. Độ đục thích hợp cho ao nuôi cá là từ 20 ÷ 30 NTU. Nước quá trong thì nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên nếu quá đục thì sẽ dẫn đến hiện tượng phì dưỡng, làm cho môi trường nước thiếu oxy
Một số biện pháp quản lý tốt môi trường nuôi trồng cá
- Quản lý thức ăn: Nên sử dụng thức ăn với hàm lượng đạm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá. Chỉ nên cho cá ăn với liều lượng cần thiết, vừa đủ và tránh thức ăn dư thừa, tồn đọng tại đáy ao.
- Quản lý nguồn nước trong ao nuôi: Đây cũng là vấn đề nan giải của người dân hiện nay. Việc này tốn nhiều chi phí và một số người còn sử dụng các hóa chất khác nhau để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – cá. Việc này làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của cá. Vì thế, nên chuyển qua sử dụng các loại sản phẩm vi sinh, là giải pháp tốt nhất hiện nay. Các sản phẩm vừa ăn toàn, vừa hiệu quả mà giá thành lại rẻ
- Quản lý nước thải từ ao nuôi: Nước thải bẩn từ ao nuôi nếu không xử lý hiệu quả sẽ làm cho các sinh vật sống trong nước bị nhiễm bệnh, nhiễm độc tố và chết. Chưa kể đến việc hệ thống nước thải tuần hoàn, nước thải bẩn vẫn quay lại ao nuôi và gây bệnh cho cá.Vì thế việc xử lý nước thải nuôi cá cũng là một vấn đề cần thiết.
Ưu điểm của chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – cá
Sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nuôi trồng cá là biện pháp hiệu quả, thân thiện nhất hiện nay. Các sản phẩm này nhận được sự ủng hộ rất nhiều bởi giá thành hợp lý, có tác dụng nhanh chóng, không độc hại và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa
- Làm thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa sinh học của các vật chất hữu cơ chậm phân hủy tồn tại trong ao.
- Làm tăng quá trình oxy hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ chậm phân hủy.
- Có tác dụng làm giảm Amoniac, Nitơ và Nitrat nên tạo môi trường trong lành cho ao nuôi, duy trì cân bằng sinh thái.
- Có khả năng phân hủy xác tảo chết và làm giảm đáng kể mùi độc hại gây ra bởi rong tảo, chất bài tiết từ cá.
- An toàn, không gây sốc cá và không làm thay đổi môi trường ao nuôi.
Mua sản phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – cá ở đâu?
Hiện nay rất dễ dàng tìm mua được các sản phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – cá. Tuy nhiên để tránh tình trạng mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng thì bạn nên tìm đến các thương hiệu uy tín, có nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực này.
Mebipha tự hào là một trong các thương hiệu được bà con tin dùng trong nhiều năm qua. Với hệ thống máy móc tân tiến, kỹ thuật hiện đại cùng đội ngũ nhân viên lành nghề, chúng tôi luôn đồng hành cùng bà con để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và giá thành hợp lý