Bệnh lở mồm long móng (Aphthae epizooticae, Foot and Mouth Disease) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lan nhanh do virus tác động đến hầu hết các loài động vật, có phạm vi phân bố trên toàn thế giới, trừ khu vực Australia. Dưới đây là những điểm quan trọng về bệnh này:
Phân bố và lịch sử: Bệnh lở mồm long móng đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, gây thiệt hại nặng nề cho các loài gia súc như bò, dê và cừu. Ở Việt Nam, bệnh đã xuất hiện từ năm 1954 và lan rộng đến nhiều tỉnh, đặc biệt là tại các tỉnh giáp biên giới với Campuchia và Lào. Việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân heo bị mắc bệnh lở mồm long móng
Bệnh lở mồm long móng gây thành dịch trên nhiều loài động vật móng guốc chẵn, chủ yếu ở trâu bò và heo. Bệnh do nhiều typ và tiểu typ của Aphthovirus gây ra, các typ huyết thanh có sự phân bố khác nhau. Typ huyết thanh O, A phát hiện ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trái lại các typ huyết thanh SAT1, SAT2, SAT3 được giới hạn ở một số nước thuộc Châu Phi. Typ huyết thanh ASIA 1 được tìm thấy ở nhiều nước thuộc Châu Á.
Trong các ổ dịch, động vật có thể mắc bệnh do một hoặc cùng một lúc nhiều typ. Bệnh có tính chất lây lan nhanh, mạnh, rộng đối với động vật mẫn cảm.
Bệnh có thể lây trực tiếp từ động vật mắc bệnh đến động vật mẫn cảm, hay lây gián tiếp qua sản phẩm động vật (thịt, sữa, tinh dịch, da), dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển gia súc.
Triệu chứng của bệnh lở mồm long móng
Thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào chủng và độc lực của virus gây bệnh, cũng như khả năng đề kháng của cơ thể.
Heo sốt cao, giảm ăn hoặc bỏ ăn, ủ rũ, hay nằm, chân đau không đứng vững, đi khập khiễng.
Chảy nhiều nước dãi có bọt trắng như bọt xà phòng. Các mụn đỏ xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi răng, trong mũi, lở loét.
Các mụn loét cũng xuất hiện ở quanh chỗ da tiếp giáp với móng chân, có thể làm long móng chân, heo đi lại khó khăn.
– Ở heo nái mang thai, heo sốt cao có thể dẫn đến sảy thai.
– Tỷ lệ tử vong ở heo con có thể trên 50%. Virus type O gây viêm cơ tim, nhão tim, làm heo chết tỷ lệ cao hơn (100% ở heo con).
Heo lở loét móng, lở miệng, mụn nước ở mũi, sốt cao
Phòng tránh bệnh lở mồm long móng, bà con cần tuân thủ các biện pháp sau:
- Kiểm soát dịch bệnh:
- Cách 1: Cách ly và kiểm soát di chuyển: Đối với đàn gia súc bị nhiễm bệnh, cần cách ly chúng khỏi đàn để ngăn chặn sự lan truyền. Đồng thời, hạn chế di chuyển của gia súc nhiễm bệnh đến các khu vực khác.
- Cách 2: Tiêu hủy chất thải: Tiêu hủy chất thải từ đàn gia súc nhiễm bệnh, bao gồm phân, nước tiểu, và các sản phẩm từ việc điều trị bệnh.
- Biện pháp phòng ngừa:
- Tiêm phòng vacxin: Phòng bệnh lở mồm long móng bằng vacxin vẫn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, đối với trại không nằm trong vùng dịch bệnh, chủng virus làm vacxin nên là chủng đang lưu hành trong khu vực hay là chủng dự đoán có nguy cơ cao nhất.
– Heo đực mỗi năm tiêm phòng vacxin 3 lần.
– Heo nái tiêm trước khi đẻ 4 tuần.
– Heo con tiêm lần 1 lúc 14 ngày tuổi nếu mẹ không tiêm vacxin trước đó hoặc tiêm lúc 2,5 tháng tuổi nếu mẹ có tiêm vacxin trước đó, lần hai cách lần một 1 tháng sau đó.
– Heo hậu bị tiêm mũi 1 lúc 7 tuần tuổi, mũi 2 lúc 11 tuần tuổi, mũi 3 lúc 25 tuần tuổi.
- Vệ sinh và kiểm tra định kỳ: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thiết bị, và dụng cụ liên quan đến gia súc. Kiểm tra định kỳ sức khỏe của đàn gia súc để phát hiện sớm bất kỳ triệu chứng nào của bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh chuồng trại định kỳ 1-2 lần/ tuần bằng MEBI-IODINE.
- Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho đàn heo bằng cách bổ sung định kỳ MULTI PRO ONE hoặc MEBI-BTX. Dùng tăng cường khi có áp lực dịch bệnh quanh trại.
Kiểm soát và điều trị hỗ trợ:
Bước 1: Vệ sinh sát trùng
- Phun sát trùng chuồng trại, phun trực tiếp lên heo bằng dung dịch sát trùng MEBI-IODINE hoặc CLEAR 1 lần/ngày, dùng trong suốt thời gian xử lý dịch.
- Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng dung dịch sát trùng MEBI-IODINE.
Bước 2: Dùng kháng sinh
- Cá thể nặng: Tiêm kháng sinh phổ rộng: Sử dụng các sản phẩm kháng sinh phổ rộng để tránh nhiễm khuẩn kế phát. Bà con áp dụng các sác sản phẩm của Mebipha bao gồm: CEFTRI ONE LA 1ml/ 15-20 kg TT hoặc KETOCEF LA 1ml/20-25 kg TT hoặc GENTAMOX LA (1ml/15 kg TT).
CEFTRI ONE LA – Đặc trị nhiễm trùng hô hấp, viêm màng não
- Toàn đàn: Trộn Amox AC 50% hoặc MEBI-SPECLIN trong 7 ngày liên tục.
Amox AC 50% – Đặc trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa trên gia cầm
Bước 3: Dùng thuốc bổ trợ, hỗ trợ điều trị
- Cá thể nặng: Tiêm hạ sốt, kháng viêm: KETOFEN INJ (1ml/15-20 kg TT) hoặc PARA C 15% kết hợp thuốc trợ sức, trợ lực METOSAL 10% (1ml/15-20kg TT) để bồi bổ cơ thể, tăng lực, giúp gia súc mau phục hồi sức khoẻ.
Ketofen INJ – Giảm đau nhanh, kháng viêm, hạ sốt
- Toàn đàn: Trộn Multi Pro One hoặc Mebi-BTX cho heo ăn trong 7-10 ngày.
Multi Pro One – Bổ sung B-Glucan, Vitamin C cho heo
Nên Nhốt gia súc ở chuồng sạch và khô ráo, nên có tấm lót để gia súc không bị đau chân. Cho ăn thức ăn mềm để dễ nhai và dễ tiêu hóa.
Trên đây là những chia sẻ về cách kiểm soát bệnh lở mồm long móng ở lợn hiệu quả và an toàn. Bà con có những thắc mắc hãy liên hệ với Mebipha theo hotline 1900 571 527 để được tư vấn bởi Bác sĩ Thú y và hỗ trợ đặt hàng nhanh chóng.
Tham khảo bài viết “Dinh dưỡng cho heo tiết kiệm chi phí” xem tại đây: https://mebipha.com/dinh-duong-cho-heo-tiet-kiem-chi-phi/