Phòng và điều trị bệnh viêm tử cung trên heo nái

Trình trạng viêm nhiễm tử cung trên heo nái sau khi sinh thường rất dễ xuất hiện, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của heo nái, gây mất sữa làm cho heo con gầy yếu, kém phát triển. Nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như không được phát hiện và xử lý sớm thì có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Trong bài viết này hãy cùng Mebipha tìm hiểu nguyên nhân heo bị viêm tử cung và cách phòng trị hiệu quả cho bà con nhé!

Heo nái bị viêm tử cung

Nguyên nhân heo bị viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung thường xảy ra ở heo sau khi đẻ, có thể xảy ra ở heo nái sau khi phối giống, ít thấy ở heo nái hậu bị. Bệnh thường do những nguyên nhân sau:

  • Do gieo tinh: Dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục. Phối giống trực tiếp với heo đực bị bệnh.
  • Do đỡ đẻ: Heo nái khó đẻ, sẩy thai, thai chết lưu và viêm tử cung làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Sự can thiệp của người đỡ đẻ không đúng kỹ thuật.
  • Do môi trường: Heo bị nhiễm trùng từ môi trường chăn nuôi do chuồng trại kém vệ sinh, nước dùng cho heo bị nhiễm khuẩn. Chuồng heo nái đẻ bị bẩn, không được khử trùng kỹ trước khi nái đẻ dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào đường sinh dục và gây viêm. Sau khi sinh heo nái không được làm tốt công tác hộ lý như: Không được vệ sinh làm sạch phần âm hộ, bầu vú, không thụt rửa tử cung.
  • Do dinh dưỡng: Khẩu phần ăn không cân đối, bị thiếu vitamin A, D, E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn. Việc thiếu hay thừa protein trước, trong và sau thai kỳ cũng có là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ viêm tử cung trên heo nái. Thiếu dinh dưỡng cũng làm heo gầy yếu, giảm sức đề kháng trước sự tấn công của các vi khuẩn viêm nhiễm tử cung trên heo.
Heo nái bị viêm tử cung

Triệu chứng viêm tử cung

Bệnh thưởng có biểu hiện ở hai thể: cấp tính và mãn tính.

Thể cấp tính: heo thường sốt trên 400C, bỏ ăn, âm hộ sưng, tấy đỏ, âm đạo có dịch nhầy, màu trắng đục, đôi khi có máu, heo bệnh đứng nằm không yên, giảm hoặc mất sữa, đôi khi không chịu cho con bú.

Thể mãn tính: heo bệnh sốt nhẹ hoặc không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn xuất hiện một số triệu chứng như chảy dịch nhày, dịch trắng đục, tình trạng chảy dịch không xuất hiện liên tục mà chỉ chảy theo đợt từ vài ngày đến vài tuần. Heo nái ăn yếu, cho sữa kém hoặc mất sữa làm heo con đói, dễ bị tiêu chảy.

Sau khi tách con, heo nái lên giống lại có thể ra mủ. Nếu không được điều trị triệt để trước khi phối giống, heo nái nhiễm bệnh sau khi phối giống sẽ không có kết quả hoặc thai sẽ bị chết do quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang gây chết thai nhi.

Heo nái bị viêm tử cung

Trị bệnh cho heo

Bà con thực hiện theo phác đồ điều trị sau trong 5 – 7 ngày:

Bước 1: giữ chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo.

Bước 2: dùng thuốc sát trùng tẩy uế chuồng nuôi mà môi trường xung quanh.

Bước 3:

  • Dùng dung dịch sát trùng để thụt rửa tử cung, có thể dùng một trong các loại dung dịch sau: nước muối sinh lý 0,9% hoặc thuốc tím 1/1.000 hoặc nước lá trầu không sắc đặc, thụt rửa tử cung bằng cách dùng ống dẫn tinh bơm 500ml dung dịch vào tử cung.
  • Dùng OXYTOCIN INJ tiêm cho heo để tăng cường co bóp tử cung, giúp đẩy hết dịch viêm và dung dịch thụt rửa ra ngoài.
  • Dùng thuốc đặt vào tử cung có chứa hoạt chất Amoxicillin hoặc Aureomyxin hoặc Oxytetracycline với liều 3g/lần.
  • Dùng GENTAMOX LA tiêm cho heo vào buổi sáng để điều trị toàn thân.
  • Buổi chiều dùng CEFTI 25 LA hoặc KETOCEF LA tiêm cho heo theo liều hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
  • Tiêm VITAMIN C INJ, 3B VIP INJ cho heo ngày 1 lần để trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng, giúp bền vững thành mạch.

Biện pháp phòng bệnh viêm tử cung cho heo nái

Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến hiệu suất chăn nuôi, bà con nên chủ động phòng bệnh trước khi bệnh diễn ra. Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, một số biện pháp dự phòng bệnh viêm tử cung trên heo cần phối hợp thực hiện bao gồm:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho heo nái khi mang thai và sau sinh, đặc biệt là nhóm vitamin A,D, E
  • Quá trình tiến hành can thiệp, hỗ trợ heo sinh nở cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh.
  • Thụt rửa tử cung cho heo bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực chuồng trại chăn nuôi, đặc biệt giai đoạn trước, trong và sau thai kỳ.
  •  Định kỳ sử dụng các thuốc sát trùng phun khu vực trong và ngoài chuồng trại chăn nuôi như MEBI-IODINE, SEPTIC, CLEAR.
  • Bổ sung thêm các chế phẩm bù điện giải, glucose giúp heo tăng tăng cường giải độc, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và giảm xuất huyết mất máu trong quá trình sinh đẻ.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.