Một số kiến thức cơ bản cho bà con chăn nuôi chăm sóc heo mang thai, tình trạng heo con chết lưu không phải hiếm gặp, các trang trại heo cần kiểm soát thai chết lưu ở mức 3-5% tổng số heo con sinh ra. Bà con tham khảo các biện pháp giúp giảm tỷ lệ thai chết lưu của Mebipha.
1. Nguyên nhân:
Thai chết lưu tăng lên có thể do các bệnh truyền nhiễm như bệnh Xoắn khuẩn do Leptospira pomona, Tai xanh PRRS, Bệnh khô thai do Parvovirus, Bệnh dịch tả, Bệnh Giả dại. Nếu không phải do nguyên nhân truyền nhiễm thì thai chết lưu thường liên quan đến:
- Do giống: phổ biến hơn ở lợn nái thuần chủng
- Kích thước ổ đẻ quá lớn (số con/lứa cao), ở đàn có kích thước ổ đẻ lớn thường có tỷ lệ con sinh ra chết cao khoảng 5-7%.
- Nái đẻ quá già (lứa đẻ cao >8), hoặc nái quá mập làm chậm đẻ hoặc đẻ khó khăn.
- Nái kém vận động cơ bắp trong quá trình sinh đẻ.
- Tử cung co thắt kém, có thể liên quan đến nồng độ thấp của canxi trong khẩu phần.
- Thức ăn bị nhiễm độc tố, nấm mốc trong thời gian dài.
2. Các kiểu thai chết lưu
- Chết trước sinh: lợn con đã chết một vài ngày trước khi đẻ, không có khí phổi
- Chết trong khi sinh: lợn con chết trong thời gian đẻ – không có khí phổi
- Chết sau sinh: heo con cho thấy bằng chứng của hoạt động hít vào của phổi, có khí phổi
Thai chết lưu (chết trước khi sinh) có thể phát sinh do:
- Ngạt
- Hạ đường huyết
- Hạ thân nhiệt
- Thai yếu
- Mẹ yếu
3. Biện pháp giảm tỷ lệ thai chết lưu
- Hạn chế tuổi đẻ của đàn nái không quá già
- Kiểm tra tình trạng lợn nái
- Kiểm tra môi trường chuồng lợn đẻ
- Can thiệp sớm khi nái đẻ kéo dài
- Kiểm tra chất lượng thức ăn lợn nái, đặc biệt là khoáng chất
- Kiểm tra bệnh ở lợn nái
- Quản lý nái đẻ tốt:
– Tiêm phòng vacxin đầy đủ phòng các bệnh truyền nhiễm cho heo nái trước phối giống.
– Bổ sung Vitamin ADE và khoáng chất cho heo nái trong thời gian mang thai bằng các sản phẩm như MEBI-ADE, MEBI-CALCIVIT ADE, CANXI MAX.
– Tăng cường miễn dịch, nâng sức giải độc cho heo nái trong thời gian mang thai bằng bổ sung định kỳ sản phẩm MEBI-BTX.
– Chuồng trại đủ ánh sáng, sạch sẽ thoáng mát, phun sát chuồng trại định kỳ 1-2 lần/tuần bằng Iodine hoặc CLEAR.
– Tuyệt đối không cho heo nái ăn thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, cần bảo quản thức ăn sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát.
– Khi nái xuất hiện tình trạng chết lưu thai: cần tiêm hạ sốt, kháng viêm KETOFEN INJ kết hợp kháng sinh GENTAMOX LA, hoặc MULTIBIOTIC LA để đặc trị nhiễm khuẩn, thuốc bổ trợ METOSAL 10%. Điều trị trong 3-5 ngày để heo nái phục hồi sức khoẻ, tránh ảnh hưởng đến năng suất sinh sản lứa tiếp theo.
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.