Bệnh viêm ruột trên heo là một trong những căn bệnh phổ biến và thường gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu bà con không biết cách phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả. Đặc biệt là tình trạng viêm ruột và nhiễm độc tố ruột xuất huyết trên heo con làm heo bị tiêu chảy nặng rồi chết. Chính vì thế muốn bảo vệ tốt đàn heo của mình thì bà con chăn nuôi cần trang bị những kiến thức cần thiết dưới đây mà Mebipha cung cấp.
Nguyên nhân gây viêm ruột trên heo
Bệnh viêm ruột dẫn đến xuất huyết đường ruột ở heo thường gặp ở heo con theo mẹ (từ 5 ngày tuổi đến khi cai sữa) như là một hội chứng, do vi khuẩn Clostridium perfringens (type C) gây ra và lây qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa của heo mẹ…. Vi khuẩn Clostridium perfringens thường hiện diện ở các cơ quan tiêu hóa của tất cả các heo con. Vi khuẩn xâm nhập vào heo qua những tổn thương trên da và tổ chức mô, cơ dưới da, đặc biệt giai đoạn nái nuôi con là nguồn truyền bệnh cho heo con. Nếu trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu và sức đề kháng của heo con yếu thì heo rất dễ phát bệnh.
Các triệu chứng viêm ruột
Bệnh viêm ruột trên heo được chia làm 3 thể khác nhau sau đây:
– Thể cực cấp tính: bệnh tiến triển nhanh trong vòng 8 giờ đầu tiên sau khi sinh, biểu hiện heo con trở nên yếu ớt dần dần rồi chết hoặc bị heo mẹ đè. Thường thể cực cấp tính không biểu hiện triệu chứng gì bên ngoài, có khi sẽ thấy tiêu chảy ra máu.
– Thể cấp tính: bệnh thường phát hiện trên heo con khoảng 2-5 ngày tuổi, với dấu hiệu đầu tiên là chết bất ngờ và kèm theo tiêu chảy ra máu. Quá trình tiến triển của bệnh rất nhanh, heo chết sau khi tiêu chảy ra máu.
– Thể bán cấp tính: ở thể này heo con đi ỉa phân thường có màu nâu đỏ, ngả vàng. Trong phân có chứa những mảng nhầy do niêm mạc ruột bị hoại tử, heo con trở nên yếu dần rồi chết sau 2-3 ngày mắc bệnh.
Bệnh tích trên heo con
Khi heo bị mắc bệnh viêm ruột thì cả hệ thống tiêu hóa ở heo con sẽ xung huyết và xuất huyết. Sau đó dẫn đến heo chết, khi chết heo chướng hơi do sinh khí. Phần bụng, dọc hai bên đường trắng thường có những vệt đen.
Trong quá trình bệnh thì heo con gầy yếu rõ rệt, khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì khó có thể chữa khỏi. Do đó cần có biện pháp phòng bệnh là tốt nhất.
Điều trị
Đối với bệnh viêm ruột do Clostridium perfringens gây ra thì bà con có thể sử dụng một số loại kháng sinh sau đây: HALQUINOL, MEBI-GENTATYLO INJ, ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY INJ,…
Kết hợp sử dụng vitamin K để chống xuất huyết và sử dụng thêm 1 số sản phẩm sau để tăng sức kháng bệnh, mau hồi phục như: METOSAL ORAL, MEBI-ADE, ADE BCOMPLEX C + B12.
Thuốc hạ sốt: PARA C hoặc ANALGIN C.
Đặc biệt chú trọng thuốc tăng cường giải độc cho cơ thể: AMINO PHOSPHORIC, HEPASOL-B12,…
Phòng bệnh
Đối với bệnh viêm ruột dẫn đến xuất huyết trên heo thì bà con cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho heo. Bởi khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng lâm sàng thì khả năng điều trị cho heo là rất khó và tỷ lệ heo chết rất cao. Vì vậy cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh sau đây:
– Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái giai đoạn mang thai và sau khi đẻ tốt.
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng 1 tuần 2 lần.
– Cho heo bú sữa đầu đủ lượng và sớm nhất có thể, thường xuyên bổ sung vào thức ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp heo khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.
– Bổ sung vào thức ăn của heo nái 2 – 3 tuần trước khi sinh một trong các sản phẩm sau giúp hạn chế bệnh cho heo con:
+ Bổ sung dinh dưỡng, cung cấp vi sinh vật có lợi, ổn định hệ tiêu hóa, phòng chống các bệnh đường tiêu hóa: LACTOZYME hoặc MEBILACTIC.
+ Dùng kháng sinh phòng bệnh trộn vào trong thức ăn cho heo nái trước khi sinh 2 tuần bằng sản phẩm MEBI-AMPICOILI 2g/kg thức ăn, trong 3 – 4 ngày.
– Tiêm phòng vacxin giải độc tố cho nái và vệ sinh nghiêm ngặt chuồng đẻ giữa các kỳ nuôi rất hiệu quả trong phòng chống bệnh.
– Chăm sóc nuôi dưỡng heo tốt nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cho heo có khả năng chống lại các tác nhân stress đối với cơ thể.
Kết luận
Bệnh viêm ruột dẫn đến xuất huyết trên heo do Clostridium perfringens gây ra có tốc độ tiến triển bệnh nhanh, tỷ lệ heo con chết cao. Chính vì thể bà con chăn nuôi cần hết sức chú ý đến sức khỏe của heo con và công tác phòng bệnh trên đàn heo. Cần quan sát, theo dõi khoảng thời gian đầu heo con sau khi sinh để có thể can thiệp bằng thuốc kháng sinh hiệu quả. Mong những chia sẻ phía trên của Mebipha sẽ giúp ích cho bà con trong việc bảo vệ đàn heo của mình.
Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.
Bộ phận nghiên cứu phát triển.
Công ty TNHH SX TM Mebipha.