Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn, hay còn gọi là Porcine Epidemic Diarrhea (PED), là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong 100% số lợn con từ 0 – 5 tuổi nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh xuất hiện rộng rãi trên toàn cầu và gây hại kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi.
I. Nguyên nhân gây bệnh PED trên lợn
- Virus PEDV: Gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn. Virus tấn công vào hệ nhung mao thành ruột, làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng và gây mất nước, dẫn đến tình trạng tiêu chảy ồ ạt, nôn ói. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ chết ở lợn con dưới 10 ngày tuổi rất cao, có thể từ 50-100%, nhưng ở lợn thịt, lợn nái hầu tỷ lệ chết thấp, nếu không bị bội nhiễm, lợn thường qua khỏi sau 5-7 ngày.
- Chủng PED1 và PED2: Chủng PED1 (ở châu Âu) chỉ nhiễm trên lợn trong giai đoạn tăng trưởng. Chủng PED2 (ở châu Á) nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn nái trưởng thành.
Heo bệnh tiêu chảy cấp (PED)
II. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở lợn
- Sau khi virus PED xâm nhập khoảng 18 – 24 tiếng, lợn xuất hiện các triệu chứng:
- Tiêu chảy ồ ạt, mất nước, nôn ói nhiều.
- Lợn mệt mỏi, bỏ ăn, chán ăn.
- Nhiệt độ cơ thể giảm, lợn bị lạnh, nằm chồng lên nhau hoặc nằm trên bụng mẹ để ổn định thân nhiệt.
III. Cách điều trị lợn bị tiêu chảy cấp PED
1. Nguyên lý điều trị:
- Giảm nhu động ruột.
- Bổ sung nước và chất điện giải.
- Tăng cường miễn dịch cho lợn.
- Dùng kháng sinh chống kế phát bệnh.
2. Cách tiến hành:
- Cho lợn uống nước lá chat (lá ổi hoặc trà bắc và vài lát gừng).
- Tiêm Atropin.
- Bổ sung chất điện giải.
- Sử dụng thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy ở lợn
3. Kết quả:
- Giảm triệu chứng tiêu chảy.
- Cải thiện tình trạng sức khỏe của lợn.
IV. Phòng bệnh PED
- Định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng CLEAR hoặc MEBI-IODINE 1-2 lần/tuần.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin, bao gồm vắcxin PED.
- Đảm bảo nhiệt độ úm cho heo con.
- Giữ chuồng ấm, khô, sạch.
- Chống mất nước bằng cách cho lợn uống chất điện giải ELECTROLYTES hoặc MEBI-ORGALYTE.
- Bổ sung kháng thể IMMUNO ONE S cho heo con mới sinh ra, lúc cai sữa để tăng cường miễn dịch.
- Tăng sức đề kháng cho đàn heo bằng cách sử dụng định kỳ thuốc bổ trợ MULTI PRO ONE hoặc MEBI-BTX.
V. Điều trị bệnh tiêu chảy PED theo phác đồ của Mebipha
- Đối với lợn con mắc bệnh:
1. Phun sát trùng 1 lần/ngày trong quá trình điều trị bằng MEBI-IODINE.
2. Bù nước, cung cấp điện giải cho heo bằng cách truyền hoặc tiêm trực tiếp vào xoang bụng dung dịch Lactate.
3. Cắt nôn, giảm nhu động ruột cho heo bằng tiêm ATROPIN INJ.
Atropin INJ – Giải độc, giảm đau, chống co thắt
4. Dùng kháng thể IMMUNO ONE S cho heo con uống với liều 2ml/con/ngày để tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự nhân lên của virus, giảm hao hụt tối đa, giúp heo phục hồi nhanh hơn.
Immuno One S – Kháng thể cho heo con, tăng cường miễn dịch
5. Sau 2 ngày bổ sung thuốc đặc trị tiêu chảy METRIL ORAL cho heo con, chống kế phát bệnh.
Metril Oral – Dung dịch uống dạng siro, đặc trị tiêu chảy heo con
- Đối với lợn nái, heo thịt mắc bệnh:
1. Phun sát trùng 1 lần/ngày trong quá trình điều trị bằng MEBI-IODINE.
2. Cắt giảm khẩu phần ăn cho heo nái, heo thịt trong 2-3 ngày.
3. Bù nước, cung cấp điện giải cho heo bằng cách truyền hoặc tiêm trực tiếp vào xoang bụng dung dịch Lactate, bổ sung điện giải cho heo uống bằng MEBI-ORGALYTE hoặc ELECTROLYTES.
Mebi Orgalyte – Thức ăn bổ sung vitamin C, chất điện giải cho gia súc, gia cầm
4. Cắt nôn, giảm nhu động ruột cho heo bằng tiêm ATROPIN INJ với liều 1ml/7-10 kg TT.
5. Dùng MULTI PRO ONE trộn vào thức ăn cho heo trong 7-10 ngày liên tục để tăng cường miễn dịch, giúp heo mau phục hồi trở lại.
Multi Pro One – Bổ sung B-Glucan, vitamin C cho heo
6. Tiêm kháng sinh chống kế phát bệnh bằng MULTIBIOTIC LA hoặc GENTAMOX LA.
Multibiotic LA – Đặc trị hội chứng MMA trên heo nái, tiêu chảy trên heo con
Kết luận: Bệnh tiêu chảy cấp PED ở lợn là bệnh khá nguy hiểm, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh có thể lây lan qua thức ăn, nước uống hay môi trường bị ô nhiễm nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và quản lý chuồng trại. Do đó, việc duy trì vệ sinh môi trường, tiêm phòng và điều trị kịp thời cho lợn là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và đảm bảo an toàn cho đàn lợn.
Bằng việc áp dụng các biện pháp trên, bà con có thể xử lý bệnh tiêu chảy (PED) ở lợn một cách hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho đàn heo của mình. Hãy luôn theo dõi tình hình hoặc liên hệ Mebipha theo hotline: 1900 571 527 để được tư vấn bởi Bác sĩ thú y để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh doanh tốt nhất nhé.
Cách khử trùng chuồng lợn đơn giản mà hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và năng suất của lợn, xem tại đây: https://mebipha.com/cach-khu-trung-chuong-lon-don-gian-ma-hieu-qua-bao-ve-suc-khoe-va-nang-suat-cua-lon/