Bệnh bại huyết trên vịt là bệnh xuất hiện thường xuyên ở các trang trại chăn nuôi vịt hiện nay, gây thiệt hại kinh tế rất cao. Để kiểm soát bệnh bại huyết vịt hiệu quả, nhà chăn nuôi hãy cùng Mebipha tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng bệnh cũng như điều trị bệnh này nhé.
Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt:
Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả.
Bệnh thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết nóng, ẩm ướt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt, ngan từ 2-6 tuần tuổi là dễ mắc bệnh nhất, tỷ lệ chết cao.
Triệu chứng của bệnh bại huyết trên vịt:
Thường có một số con vịt bị chết đột ngột, thông thường tỷ lệ chết từ 5-10% nhưng có trường hợp tăng lên 50-100% nếu giai đoạn mắc bệnh bại huyết ghép thêm với bệnh khác (tụ huyết trùng, e.coli…).
Vịt có các triệu chứng sau:
- Vịt tiêu chảy phân trắng, sau đó chuyển qua màu xanh xám.
- Sốt cao, bỏ ăn, suy yếu, mệt lả, vận động khó khăn.
- Chảy nước mắt, nước mũi. Hen khẹc nhẹ.
- Vịt bại liệt, 2 chân duỗi thẳng, đi lại khó khăn, kéo lết chân sau.
- Rối loạn vận chuyển, bơi vòng tròn trên nước.
- Đầu run giật ngoẹo về phía sau, run giật khi bị kích thích.
- Viêm sưng khớp.
Bệnh tích
Gan sưng to, bề mặt gan xuất huyết hoại tử lấm tấm và phủ một lớp màu trắng đục.
Lách sưng to, hơi mất màu hoặc xuất huyết có dạng hình đá hoa cương.
Viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp.
Phòng bệnh bại huyết trên vịt
Bước 1: Vệ sinh và sát trùng
– Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài.
– Ngoài chuồng: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm tạo vành đai nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
– Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
– Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng MEBI – IODINE hoặc CLEAR 1-2 lần/tuần.
Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng MEBI – IODINE
hoặc CLEAR chống bệnh bại huyết
Môi trường nước: đối với chăn nuôi vịt, ngan môi trường nước rất quan trọng không chỉ mình nguồn nước uống mà nguồn nước ao hồ vịt bơi lội, tắm… cũng cần vệ sinh xử lý môi trường nước bằng MEBI-IODINE để hạn chế mầm bệnh.
Trong giai đoạn úm, nên nhốt vịt con trên sàn, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm để tránh lây nhiễm vi khuẩn E.coli có trong nước, cho vịt tắm trên sàn.
+ Sử dụng nước sạch, mát cho vịt con uống, không sử dụng nước ao, hồ để pha thuốc kháng sinh hoặc thuốc bổ trợ.
Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng thể
Dùng kháng thể IMMUNO ONE S cho vịt con ngay từ khi mới bắt về, cho uống trong 5 ngày liên tục. Dùng định kỳ 2-3 tuần dùng 1 đợt 3-5 ngày liên tục.
IMMUNO ONE S – kháng thể đặc biệt, giúp vịt tăng khả năng miễn dịch, chống chọi tốt với mầm bệnh từ môi trường, phòng ngừa hiệu quả bệnh virus, vi khuẩn.
Pha vào nước uống 1ml/1 lít nước uống.
IMMUNO ONE S tăng miễn dịch, chống chọi bệnh từ môi trường, phòng ngừa bệnh
Bước 3: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh phòng bệnh
Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để phòng bệnh định kỳ cho vịt: AMOX AC 50%, CEFTI ONE, D-MAX 25 ORAL…
Điều trị bệnh bại huyết trên vịt, theo công thức của Mebipha
Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh bại huyết bao gồm: Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporin (Ceftriaxone, Cefotaxime, Ceftiofur, Cefuroxim), Lincomycin,..
Qua điều trị thực tế cho thấy hiệu quả cao nhất là các loại thuốc tiêm như: CEFTRI ONE INJ, CEFTRI ONE 50 INJ, CEFU 50 INJ, vịt rất mau khỏi bệnh.
Một trong những phác đồ điều trị bệnh bại huyết hiệu quả nhất hiện nay như sau:
Ngày 1, 2: Tiêm CEFTRI ONE INJ
CEFTRI ONE INJ có tác dụng tốt bằng đường tiêm, không bị Beta-lactamase phá hủy, có hiệu quả điều trị đối với nhiều loại vi khuẩn đã kháng Penicillin và các kháng sinh cephalosporin khác.
CEFTRI ONE INJ đặc trị bệnh bại huyết, E.coli, tụ huyết trùng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với Ceftriaxone.
Công thức cải tiến mới nhất với kháng sinh Ceftriaxone kết hợp dung môi đặc biệt 6 trong 1 giúp vịt tỉnh, hồi phục nhanh trở lại sau 1 mũi tiêm đầu tiên, không cần kết hợp thuốc khác, tiết kiệm chi phí điều trị.
Sử dụng Ceftri One INJ trị bại huyết cho vịt
Ngày 3,4,5: Trộn CEFTI ONE + ALPHA TRYPSIN WSP + GIẢI ĐỘC GAN AMINO PHOSPHORIC
CEFTI ONE có công thức Cefadroxil monohydrate cùng với tá dược đặc biệt đẩy lùi nhanh chóng bệnh bại huyết trên vịt, hô hấp mãn tính (CRD), các biến chứng của bệnh (CCRD)..
CEFTI ONE đặc trị bệnh bại huyết trên vịt
ALPHA TRYPSIN WSP công thức Alpha-chymotrypsin, Trypsin và tá dược đặc biệt điều trị viêm, giảm xuất huyết, chống phù nề sau phẫu thuật, tan máu bầm do chấn thương, áp xe. Dùng kết hợp kháng sinh làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang mũi, Hội chứng ORT, bại huyết trên vịt,…
ALPHA TRYPSIN WSP điều trị bại huyết trên vịt
AMINO PHOSPHORIC với công thức Ethanol β aminophosphoric acid, Sodium Benzoate và Tá dược chứa Nucleotide chuyên phục hồi mô gan chỉ sau 36 giờ và tái tạo tế bào thận chỉ sau 72 giờ, cải thiện tình trạng sức khỏe vật nuôi bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, chức năng tiêu hóa và lượng thức ăn tiêu thụ.
AMINO PHOSPHORIC phục hồi mô gan chỉ sau 36 giờ, tái tạo tế bào thận chỉ sau 72 giờ
AMINO PHOSPHORIC rất an toàn, không tồn dư thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi cũng như người tiêu dùng.
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.