Khắc phục bệnh hồng lỵ ở heo, giảm thiểu thiệt hại kinh tế

Bệnh hồng lỵ là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến ở heo, đặc biệt là heo sau cai sữa và heo choai. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Brachyspira hyodysenteriae, gây viêm loét đại tràng, tiêu chảy ra máu, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của heo.

Triệu chứng

Thể cấp tính

Heo sốt 40-40,5 0 C, mệt mỏi, giảm ăn, khát nước, tiêu chảy phân loãng có nhiều dịch lầy nhầy, lẫn máu, phân bết xung quanh hậu môn và đuôi. Heo rất khó rặn khi đi ngoài, bụng chướng hơi. 

Heo lớn (2-3 tháng) bệnh nặng hơn, tiêu chảy phân máu tươi nhiều lần, khó đông, mùi hôi tanh, heo đau bụng, kêu liên tục, nước tiểu màu nâu tươi, gầy sút, kiệt sức nhanh, đi lại loạng choạng và chết trong vòng 1-2 ngày.

Thể mãn tính

Thường xảy ra trên heo lớn, heo không sốt, phân lúc đầu loãng lẫn máu, sau có màu nâu đen.

Nguyên nhân

Bệnh do xoắn khuẩn Brachyspira hyodysenteriae gây ra, lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa do heo ăn phải thức ăn, nước uống bị vây nhiễm từ phân của heo bệnh hoặc từ các loài vật khác như chim, chuột, ruồi có chứa vi khuẩn gây bệnh. Bệnh thường xảy ra khi xuất hiện các yếu tố gây stress như thay đổi đàn, nhập xuất đàn, thay đổi thời tiết, thức ăn, nước uống, sai sót kỹ thuật tập ăn và cai sữa cho lợn con.

Khi gặp thêm các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn E.coli, Salmonella hay Clostridium,… bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

Heo mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng heo cai sữa và heo 6-12 tuần tuổi bị nặng nhất.

Những tác hại của bệnh hồng lỵ:

  • Tỷ lệ chết cao: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây chết heo hàng loạt, đặc biệt là heo con.
  • Giảm năng suất: Heo bị bệnh thường sút cân nhanh, chậm lớn, giảm khả năng sinh sản.
  • Chi phí điều trị cao: Việc điều trị bệnh hồng lỵ đòi hỏi nhiều chi phí cho thuốc, vật tư y tế và công sức chăm sóc.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng thịt: Thịt heo bị bệnh thường có chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Làm thế nào để phòng và trị bệnh hồng lỵ?

Phòng bệnh:

  • Vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng định kỳ 1-2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Thường xuyên diệt chuột, côn trùng.
  • Nhập đàn heo mới phải rõ nguồn gốc, cách ly ít nhất 15 ngày khi nhập đàn.
  • Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn bằng chế phẩm sinh học: IMMUNO ONES, MULTI-GLUCAN

Điều trị:

  • Cách ly triệt để heo bệnh với heo khỏe.
  • Phun thuốc sát trùng SEPTIC hoặc CLEAR ngày 1 lần trong suốt quá trình điều trị bệnh.
  • Cho heo uống ORESOL để bù nước, điện giải và bổ sung năng lượng.

ORESOL – Bù nước và chất điện giải, giải nhiệt cho gia súc, gia cầm

TIAMULIN – Đặc trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá trên heo

  • Nâng cao sức đề kháng bằng MULTI-GLUCAN trộn 1kg/500kg thức ăn liên tục trong 7-10 ngày.

MULTI GLUCAN – Gia tăng miễn dịch, tăng năng suất

Kết luận

Bệnh hồng lỵ là một căn bệnh nguy hiểm đối với đàn heo. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng các biện pháp phòng trị đúng cách, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh này. Hãy liên hệ với Mebipha theo hotline 1900 571 287 để được Bác sĩ thú y  tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.