Bệnh ghẻ trên heo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh ghẻ trên heo là một trong những bệnh ngoài da phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người chăn nuôi. Bệnh gây ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe đàn heo: heo luôn ủ rũ, khó chịu, kén ăn, sức đề kháng yếu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Bệnh còn ảnh hưởng đến ngoại hình của heo, gây khó khăn cho việc xuất chuồng, làm giảm đáng kể năng suất chăn nuôi.

Triệu chứng bệnh:

Trên bề mặt da heo xuất hiện các nốt đỏ lan dần ra khắp người, thường xuất hiện ở sau tai và mắt, sau đó hình thành mụn ghẻ. Heo không nằm yên một chỗ, heo ngứa ngáy, khó chịu, hay chà xát mình vào tường. Bệnh phát triển và lây lan mạnh. Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, da heo bị viêm nhiễm, đóng vây, rụng lông, heo gầy còm, sức đề kháng giảm sút.

Nguyên nhân:

  • Do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra, chúng cư trú và phát triển trên da. Bệnh lây trực tiếp từ heo sang heo, qua dụng cụ chăn nuôi hoặc quần áo của người chăn nuôi.
  • Nuôi nhốt theo bầy làm tăng khả năng lây lan bệnh.
  • Mua phải heo mắc bệnh.

Những hậu quả nghiêm trọng khi heo bị ghẻ:

Giảm năng suất: Heo bị ghẻ thường sụt cân, chậm lớn, giảm khả năng sinh sản.

Giảm chất lượng thịt: Thịt heo bị ghẻ thường kém chất lượng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Lây lan nhanh: Bệnh ghẻ lây lan rất nhanh trong đàn heo, gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Trong một số trường hợp, người tiếp xúc trực tiếp với heo bị ghẻ có thể bị lây nhiễm.

Tại sao bệnh ghẻ lại khó điều trị?

Nhiều người chăn nuôi thường chủ quan với bệnh ghẻ, chỉ khi bệnh đã nặng mới tìm cách điều trị. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, tốn kém hơn và hiệu quả thấp hơn.

Những khó khăn trong việc điều trị bệnh ghẻ:

  • Chẩn đoán muộn: Nhiều người không nhận biết được các triệu chứng ban đầu của bệnh, dẫn đến việc chẩn đoán muộn.
  • Kháng thuốc: Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc của ký sinh trùng.
  • Môi trường chăn nuôi: Môi trường chăn nuôi ẩm thấp, không vệ sinh là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển và lây lan.

Cách xử lý heo bị bệnh ghẻ

  • Cách ly heo bệnh để tránh lây lan cho cả đàn.
  • Dọn dẹp chuồng trại, phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng 2 lần/tuần.
  • Dùng MEBI-TAKTIC pha nước tắm hoặc thoa lên vùng da bị ghẻ của heo theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tiêm IVERMECTIN liều 1ml/33kg thể trọng, 1 lần/tuần, trong 3 tuần.

Mebi Taktic – Đặc trị ngoại ký sinh trùng trên gia súc

  • Khi da heo bị nhiễm trùng, dùng PENSTREP LA tiêm 1 mũi, tiêm nhắc lại sau 48h nếu bệnh nặng.

Penstrep LA – Đặc trị hội chứng MMA, viêm khớp, tụ huyết trùng, các bệnh nhiễm trùng

  • Tiêm ADE BC INJ để tăng sức đề kháng, giúp heo mau phục hồi.

ADE BC INJ – Bồi bổ, tăng lên giống cho heo nái

  • Cho heo uống MEBILACTYL để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Cách phòng bệnh ghẻ hiệu quả

  • Tiêm phòng đầy đủ cho heo
  • Heo mới mua nên nhốt riêng kiểm tra ghẻ trước khi nhập đàn.
  • Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống. Phun sát trùng MEBI-IODINE hoặc SEPTIC định kỳ 1 lần/tuần trong và ngoài chuồng trại.
  • Tránh nuôi heo mật độ cao
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt: Thức ăn, nước uống cho heo phải đảm bảo vệ sinh. Bổ sung thường xuyên các chế phẩm chứa khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho đàn heo. Một số chế phẩm hiệu quả: MEBI-GLUCAN C, MEBILACTYL 4 WAY W.S, LACTOZYME,…
  • Định kỳ tiêm thuốc IVERMECTIN để phòng bệnh nội-ngoại ký sinh trùng cho heo vào các thời điểm sau: 
  1. Heo thịt: 45 ngày tuổi.
  2. Heo nọc: 6 tháng 1 lần.
  3. Heo hậu bị: 1 tuần trước khi phối giống.
  4. Nái mang thai: 2 tuần trước khi sinh.

Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bà con liên hệ hotline Mebipha 1900 571 287 để được bác sĩ thú y tư vấn lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Kết luận:

Bệnh ghẻ trên heo là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng đàn heo. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả, người chăn nuôi hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh này. Hãy chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh ghẻ để bảo vệ đàn heo của mình.