Những Bệnh Gà Thường Gặp Vào Mùa Mưa và Giải Pháp Phòng bệnh

Mùa mưa là thời điểm mà các trang trại gà phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Độ ẩm cao và điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, virus và các vi sinh vật gây hại khác. Điều này dẫn đến sự bùng phát của nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn gà.

Nếu một sáng bạn thức dậy và thấy những chú gà của mình yếu ớt, lông xù và không còn năng động như trước, bạn lo lắng vì không biết bệnh gì đang tấn công đàn gà của mình và làm thế nào để ngăn chặn nó. Những bệnh thường gặp trên gà trong mùa mưa như cúm gia cầm, Newcastle, CRD, tụ huyết trùng,… có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bạn cũng đừng quá lo lắng! Dưới đây là một số giải pháp phòng và điều trị hiệu quả từ Mebipha để nhà chăn nuôi có thể bảo vệ đàn gà trong mùa mưa:

  1. Chuồng trại: Vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, khô ráo.Phun thuốc sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Xử lý chất thải bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, định kỳ sát trùng khu vực xung quanh chuồng nuôi.
  2. Tiêm phòng: Đảm bảo tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ cho gà. Đối với gà thả vườn, tiêm phòng cầu trùng trước khi thả. Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng.
  3. Dinh dưỡng hợp lý: Nguồn thức ăn sạch, không bị ẩm mốc, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, vitamin, chất khoáng. Cung cấp nước sạch đầy đủ theo nhu cầu của gà, thay nước thường xuyên để hạn chế bệnh về tiêu hóa. Bổ sung chế phẩm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho gà bằng các sản phẩm như: MULTI-GLUCAN, MEBILACTYL 4 WAY W.S, ATP-SELENVIT ORAL, ADE BCOMPLEX C, VITAMIN C 10%,…Sử dụng men vi sinh để cải thiện hệ vi sinh đường ruột của gà, giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Mebilactyl 4 Way W.S – Bổ sung vitamin, khoáng, lợi khuẩn cho gia súc, gia cầm

 

  1. An toàn sinh học: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh. 
  2. Theo dõi và điều trị : Thường xuyên kiểm tra đàn gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi như uể oải, ủ rũ, kém ăn; tình trạng sức khỏe đàn gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ gia cầm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, phải báo ngay cho cơ quan thú y để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh. Khi có gia cầm ốm, chết phải đào hố, chôn sâu và rắc vôi bột, tuyệt đối không giết mổ, vận chuyển, bán chạy, vứt xác chết bừa bãi ra môi trường xung quanh.

Hãy luôn theo dõi tình hình hoặc liên hệ Mebipha theo hotline: 1900 571 527 để được tư vấn bởi Bác sĩ thú y để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh doanh tốt nhất nhé. Chúc bà con chăn nuôi thành công.