Nguyên nhân heo nái bị sốt và phòng tránh sốt cho heo nái mang thai

Heo nái thường rất dễ bị sốt trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Tình trạng này có thể gây ra bỏ ăn, sảy thai và nguy hiểm hơn là heo chết do kiệt sức. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bà con chăn nuôi khó có thể xác định được. Vì vậy, trong bài viết này Mebipha sẽ cung cấp cho bà con những kiến thức về nguyên nhân gây sốt, triệu chứng và cách phòng tránh sốt trên heo nái hiệu quả.

heo nái

Nguyên nhân heo nái sốt

Heo nái bị sốt và có thể bỏ ăn thường là do vi khuẩn gây bệnh như phó thương hàn (Salmonella), Streptococcus suis, tụ huyết trùng (Pasteurella), xoắn thể (Leptospira)… hoặc do virus gây ra hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, dịch tả heo, cúm….

Để đưa ra kết luận cũng như chẩn đoán chính xác nguyên nhân heo nái bị sốt thì cần phải có đủ thông tin như: nái mang thai ở tháng thứ mấy hay nái sốt và bỏ ăn sau khi sinh, có hay không hiện tượng xuất huyết, sảy thai…. Chỉ có bác sĩ thú y hoặc phải có kết quả xét nghiệm thì mới kết luận chính xác được nguyên nhân gây ra trình trạng sốt ở heo nái.

Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến nhất  là heo sốt cao có thể kèm theo bỏ ăn đột ngột, cùng với những biểu hiện như sau:

– Mắt của heo nái có màu đỏ, đây là tín hiệu khá nguy hiểm, khi kèm theo sốt, heo thở dốc và có chảy nước dãi.

– Heo thường không nằm mà đi lại nhiều do khó chịu trong cơ thể.

– Cơ quan sinh dục của heo nái chảy dịch sẫm, có lẫn máu. Chính là nguyên nhân gây sốt trên heo nái.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây sốt nêu trên, heo nái có thêm các triệu chứng điển hình của các bệnh như tụ huyết trùng, phó thương hàn,…

Heo nái sốt

Xử lý

Khi chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây sốt cho heo nái thì việc hạ sốt rất quan trọng. Đối với bà con khi chưa được bác sĩ thú y tư vấn thì có thể sơ cứu tạm thời bằng cách cho uống hoặc tiêm Vitamin C, hạ sốt (bà con có thể sử dụng ANALGIN C hoặc PARA C 15%). Sau khi được bác sĩ thú y chẩn đoán, bà con tiếp tục điều trị theo phác đồ.

Các kháng sinh an toàn cho heo trong thời kỳ mang thai như Penicillin, Ceftiofur, Tobramycin, Enrofloxacin, Florfenicol, Oxytetracycline, Norfloxacin.

Heo nái

Phòng tránh heo nái bị sốt

Để phòng tránh heo nái bị sốt trong quá trình mang thai và sau khi sinh, bà con chăn nuôi cần tiêm vaccine định kỳ cho heo nái theo quy định của thú y kết hợp vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Việc vệ sinh, tẩy uế chuồng trại sẽ ngăn chặn được các mầm bệnh có thể lây lan cho heo. Theo dõi kỹ càng quá trình mang thai và sinh sản của heo nái, luôn giữ cho tinh thần của heo thật thoải mái bằng cách đảm bảo mật độ heo trong chuồng và hạn chế tiếng ồn. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ thức ăn, để đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình heo nái mang thai, bà con cần bổ sung thêm các sản phẩm có chứa vitamin, khoáng như MEBI-ADE, ADE BCOMPLEX C + B12, MEBIMIX TẠO SỮA,…

Heo nái chuẩn bị ѕinh phải tách sang một chuồng khác cần dọn dẹp vệ sinh chuồng trước sinh thật cẩn thận. Heo nái cần được tắm rửa trước sinh để bước vào giai đoạn sau sinh với tinh thần thật thoải mái, sạch sẽ. Khi hộ sinh cho heo nái bà сon сần сhú ý theo dõi quá trình sinh сó thuận lợi hay không, nhau thai có đượс ra hết hay không. Dọn sạch nhau không được để cho heo mẹ ăn nhau thai. Tốt nhất nếu không có kinh nghiệm nên nhờ người tư vấn trong quá trình hộ sinh và chăm sóc heo mẹ sau khi sinh.

Việc phòng tránh bệnh và chữa bệnh có triệu chứng sốt cho heo nái đang trong quá trình mang thai, thực tế không có gì khó khăn nếu bà con được trang bị kiến thức và chuẩn bị tốt. Việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến heo con.

Kết luận

Bà con nên hết sức chú ý các triệu chứng phía trên nếu như heo nái của mình mắc phải trong quá trình mang thai. Việc phát hiện chậm trễ hoặc tự ý chẩn đoán sai bệnh có thể gây ra thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi. Heo sốt cao có thể sẽ bỏ ăn, sảy thai hoặc chết là chuyện hoàn toàn xảy ra. Bà con trước hết cần dùng thuốc hạ sốt cho heo nái mang thai ở phía trên giúp ổn định sức khỏe heo. Đồng thời nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ thú y có chuyên môn chẩn đoán và cho phác đồ điều trị. Tránh việc tự ý mua thuốc về sử dụng cho heo nếu như chưa được đào tạo hoặc không có trang bị kiến thức chăn nuôi. Bài viết này cũng đã cung cấp cho bà con cách phòng tránh cho heo nái sốt, chúc bà con chăn nuôi thành công lớn.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.