Bệnh tiêu chảy trên heo là bệnh rất phổ biến, thường gặp ở mọi phương thức chăn nuôi và gây thiệt hại trong ngành chăn nuôi heo, đặc biệt là bệnh tiêu chảy trên heo con.
Bệnh tiêu chảy trên heo con có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, do rối loạn biến dưỡng, độc tố, hoặc do sinh lý, môi trường nuôi,…. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo con do E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 23-30%. Bệnh thường thấy phổ biến trên heo con vì hệ thống tiêu hóa ở heo con chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ miễn dịch còn yếu, trong khi đó lượng sữa mẹ lại ít và kém vệ sinh. Bệnh tiêu chảy do E.coli tập trung vào hai giai đoạn khi lợn được 5 ngày tuổi và giai đoạn hai từ 7-14 ngày tuổi.
Triệu chứng thường thấy khi bệnh heo con đi tiêu phân lỏng như nước, có bọt, trắng, vàng nhạt, có mùi hôi khó chịu. Một số heo bệnh bị ói mửa, bụng thót, mắt lõm sâu, da tím tái. Heo bị mất nước nhanh, lông xù, dơ, suy yếu trầm trọng, không bú và có thể chết sau 24-48 giờ tiêu chảy.
Nhóm E.coli gây phù thũng thường gặp trên heo con sau cai sữa 1 – 2 tuần và những con lớn trội trong đàn là những con bị nhiễm đầu tiên. Heo bệnh sẽ lờ đờ, đi đứng xiêu vẹo hay nằm liệt, co giật, hôn mê, có thể tiêu chảy hoặc không, sưng phù ở mí mắt, lưỡi, âm hộ, hầu họng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây lây lan cho toàn đàn, làm tổn thất kinh tế lớn cho nhà chăn nuôi.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
Khi heo con bị tiêu chảy, điều đầu tiên cần thiết đó là phải bù nước và cung cấp chất điện giải, tăng sức đề kháng cho heo bằng các pha 100g ELECTROLYTES với 50 lít nước uống hoặc 25kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
Kế đến sử dụng kháng sinh ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY INJ tiêm sâu vào bắp thịt với liều 1ml/3-5kg thể trọng trong 1 ngày và điều trị trong vòng 3 đến 5 ngày. Đây là sản phẩm dung dịch tiêm chứa kháng sinh enrofloxacin (hàm lượng 5%). Enrofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm Fluoquinolone thế hệ III có tác dụng diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ sử dụng. Kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng (bao gồm cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương), nhất là đối với vi khuẩn Gram âm hiếu khí (như E.coli, Salmonela,…), Mycoplasma và Rickettsia. Enrofloxacine được hấp thu tốt qua đường tiêm. Enrofloxacin điều trị khá tốt các bệnh liên quan tới viêm nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, hội chứng MMA. Đặc biệt, Enrofloxacin điều trị tốt tiêu chảy do E.coli, phù đầu sưng mặt trên heo con cai sữa, tiêu chảy phân trắng, phân vàng, phân có máu ở heo con.
Cho heo con uống kháng thể IMMUNO ONES hỗ trợ điều trị tiêu chảy với liều 1-2ml/con/2 lần 1 ngày và dùng liên tục 3-4 ngày. Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, chế phẩm dinh dưỡng thì trong quá trình điều trị phải cách li toàn bộ số heo con đang theo mẹ. Đồng thời kết hợp điều trị heo nái khi heo nái bị viêm vú, viêm tử cung, mất sữa,… đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của heo con gây bệnh tiêu chảy trên heo con.
Dùng liều: 1-2ml Immuno One S + 1ml Đặc trị tiêu chảy INJ + 100g Electrolytes
PHÒNG BỆNH
Do mầm bệnh có sẵn trên nền chuồng, trong phân…vì vậy phải sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng và áp dụng đầ đủ các biện pháp an toàn sinh học.
Tắm heo nái sạch sẽ trước khi đẻ 2 ngày, đồng thời rửa và vệ sinh sát trùng khu vực âm hộ của nái với dung dịch MEBI-IODINE (pha loãng với tỉ lệ 1ml/20ml nước). Vệ sinh sát trùng kỹ chuồng nái và chuồng úm heo con với dung dịch CLEAR (pha theo tỉ lệ 1/500), phun xịt ướt chuồng nái đẻ và chuồng úm heo con trước khi cho heo con vào. Ngay sau khi sanh, cho heo con bú mẹ càng sớm càng tốt. Sưởi ấm cho heo con bằng đèn úm. Tiêm sắt cho heo con lúc 3 ngày tuổi bằng MEBI-DEXTRAN INJ với liều 1ml/1 heo con, tiêm sâu vào bắp thịt 1 liều duy nhất. Phòng bệnh cầu trùng cho heo con lúc 3-5 ngày tuổi bằng hỗn dịch uống dạng siro MEBI-COX 5% với liều 1ml/1 heo con.
Tùy theo tình trạng bệnh mà cân nhắc liều dùng phù hợp theo chỉ định của cán bộ thú y. Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948810808.
Bộ phận nghiên cứu phát triển.
Công ty TNHH SX TM Mebipha.