Mùa mưa bão không chỉ mang lại những cơn mưa lớn và gió mạnh mà còn là thời điểm dễ phát sinh nhiều loại bệnh nguy hiểm cho vật nuôi. Những yếu tố như ẩm ướt, ngập úng và thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi mà còn gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.
Là một nhà chăn nuôi, bạn có tưởng tượng một ngày đẹp trời, bạn phát hiện ra đàn gia súc, gia cầm của mình bị bệnh hàng loạt? Những con vật mang lại kinh tế cho bạn trở nên yếu ớt, không còn sức sống và bạn phải đối mặt với nguy cơ mất trắng cả đàn. Không chỉ vậy, việc điều trị bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa bão cũng gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nguồn thức ăn khan hiếm. Điều này thật đáng lo ngại phải không?
Nhưng đừng lo lắng! Dưới đây là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả của Mebipha giúp bạn bảo vệ đàn vật nuôi của mình trong mùa mưa bão:
- Đảm bảo chuồng trại vững chắc: Thường xuyên kiểm tra chuồng trại để chủ động xử lý khi có sự cố do mưa bão. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp phải có phương án sưởi ấm cho vật nuôi. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.
- Kiểm tra hệ thống thoát nước: Khơi thông cống rãnh, hạn chế úng ngập khi mưa to. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn kê cao và có phương án di dời vật nuôi khi ngập lụt.
- Dự trữ nguồn thức ăn và nước sạch: Dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp đối với trâu, bò; thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
- Tiêm phòng đầy đủ: Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Đối với trâu, bò, cần tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đối với đàn lợn, tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh… Đối với đàn gia cầm, cần tiêm vắc-xin phòng bệnh Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm.
- Tăng cường vệ sinh phòng bệnh: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng: Đàn vật nuôi phải bảo đảm luôn ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nhiễm lạnh; cung cấp thức ăn đầy đủ. Bổ sung chế phẩm dinh dưỡng cho vật nuôi khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm bệnh vào mùa mưa bão bằng các sản phẩm như: β-GLUCAN, VITAMIN C 15%, ADE BCOMPLEX C + B12, MULTI PRO ONE,…
Multi Pro One – Bổ sung vitamin C, B-Glucan
- Phòng, trị bệnh: Kiểm tra, phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm và báo ngay cho chính quyền địa phương, nhân viên thú y cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bùng phát dịch lây lan.
Hãy luôn theo dõi tình hình hoặc liên hệ Mebipha theo hotline: 1900 571 527 để được tư vấn bởi Bác sĩ thú y để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh doanh tốt nhất nhé. Chúc bà con chăn nuôi thành công.