Những điều cần biết về bệnh ORT ở gà

ORT căn bệnh hô hấp mà ít bà con chăn nuôi để ý đến vì bệnh thường ghép với các bệnh khác trên gà. Triệu chứng của bệnh giống với những căn bệnh về hô hấp khác và có tỷ lệ nhiễm rất cao. Với căn bệnh ORT này nếu như bà con không nắm rõ sẽ khó có thể điều trị bệnh và các bệnh ghép trên gà.

Bệnh ORT ở gà

Bệnh ORT là gì

ORT (Hội chứng hô hấp phức hợp) là bệnh hô hấp cấp tính, do vi khuẩn gram (-) Ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà, gà tây, vịt, cút, ngỗng, đặc biệt xảy ra nhiều nhất trên gà… Bệnh xảy ra quanh năm và phát triển mạnh khi thời tiết ẩm ướt hoặc vào thời điểm giao mùa, tỉ lệ chết và loại thải 5-20%, trường hợp gia cầm bị nhiễm kế phát các bệnh do virus thì tỉ lệ chết tăng cao hơn. Vi khuẩn gây bệnh có trong môi trường hoặc trong cơ thể gà bị bệnh sẽ thông qua thức ăn, nước uống, thông qua gió, dụng cụ, xe vận chuyển, phôi trứng, tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, con người…truyền mầm bệnh sang cho gà khỏe mạnh. Khi đã xâm nhập vào cơ thể gà thì vi khuẩn sẽ phát triển tại niêm mạc đường hô hấp. Toàn bộ quá trình từ khi xâm nhập đến khi làm tổn thương phổi của vi khuẩn mất khoảng 1-3 ngày.

Bệnh gây nhiều thiệt hại do gà bị bệnh thường gầy yếu, chậm lớn, tỉ lệ đồng đều kém, tăng tỉ lệ loại thải và chi phí chăn nuôi.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và lây lan rất nhanh, gà lớn mắc bệnh cao hơn. Gà con khi bị nhiễm các bệnh do virus như viêm phế quản truyền nhiễm (IB), viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), bệnh sưng phù đầu do virus Avian pneumovirus,…thì bệnh ORT sẽ xảy ra rất sớm.

Bệnh ORT ở gà

Triệu chứng của bệnh ORT trên gà

Là bệnh hô hấp cấp tính nên bệnh ORT ở gà có các triệu chứng chủ yếu tập trung ở đường hô hấp. Ban đầu khi đang trong thời gian ủ bệnh thường chỉ thấy gà bệnh có triệu chứng hen nhẹ, thở khò khè và đôi lúc hắt hơi, vảy mỏ.

Đến giai đoạn sau khoảng 1 – 2 ngày, bệnh tiến triển rất nhanh, thấy gà giảm ăn, ủ rũ và ngày càng khó thở. Ðặc biệt ở giai đoạn này có thể quan sát thấy gà bệnh há mỏ để thở, thở đớp khí, có tiếng rít và ngáp vì bên trong khí quản và hai phế quản gốc có cục mủ bịt kín khiến đường hô hấp hẹp đi nhiều, gây khó thở, dẫn tới chết.

Bên cạnh đó, gà còn có một số triệu chứng khác đi kèm như:

– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.

– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.

– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).

  • Gà con: bệnh gây nhiễm trùng, xuất huyết não, xương sọ gà mềm làm gà con chết đột ngột có thể chưa có biểu hiện triệu chứng ở đường hô hấp trên.
  • Gà trên 12 tuần tuổi: bệnh gây viêm phổi cấp tính, gà liệt do bị viêm khớp.

– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.

– Có thể tiêu chảy, có dịch viêm trên nền chuồng.

Bệnh thường ghép với một số bệnh khác như: Newcastle, E.coli, CRD… làm cho triệu chứng của bệnh càng trầm trọng hơn.

Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.

Bệnh tích

Tiến hành khám mổ gà sẽ thấy rõ các bệnh tích của bệnh ORT.

– Bên trong khí quản của gà thì 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.

Bệnh tích ORT trên phế quản

– Túi khí bị viêm nặng, xuất hiện bọt khí, có thể có màu vàng. Đồng thời phát hiện các màng ở túi khí, màng gan, màng tim.

Bệnh tích ORT trên tim phổi

– Phổi viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt phổi.

Bệnh tích ORT trên phổi

– Khí quản bình thường hoặc có xung huyết nhẹ.

Phác đồ điều trị

Sử dụng sản phẩm TYLO-DOX WS cho gà uống 1 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau đó hỗ trợ điều trị triệu chứng hen khẹc bằng sản phẩm HEPASOL-B12 kết hợp BROMHEXINE, cho uống 1 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày.

Kết hợp nâng cao sức đề kháng, giúp gà nhanh phục hồi bằng các sản phẩm điện giải, vitamin, men tiêu hóa: MEBI-ORGALYTE, MULTI VITAMIN WS, MEBILACTYL 4 WAY WS theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các biện pháp phòng ORT hiệu quả

Hiện tại bệnh ORT trên gà chưa có vaccine và bệnh thường ghép với các bệnh khác. Vì thế để phòng bệnh hiệu quả thì bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:

– Thực hiện an toàn sinh học: phun sát trùng định kỳ, thực hiện cùng vào – cùng trong cùng một chuồng nuôi.

– Chú ý kiểm soát và quản lý tốt các yếu tố như mật độ nuôi, nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, bụi, khí NH3 và dinh dưỡng.

– Tiêm phòng đầy đủ các vaccine đặc biệt là các bệnh do vi rút như APV, IB, ILT thì sẽ hạn chế bệnh xảy ra hoặc bệnh xảy ra chỉ ở mức độ nhẹ và rất dễ điều trị.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.