Các bệnh thường gặp ở heo nái mang thai

Heo nái mang thai là thời kỳ nhạy cảm về sức khỏe, nhà chăn nuôi cần hiểu về giai đoạn này heo thường gặp các bệnh lý gì, cách phòng tránh để điều trị kịp thời.

BỆNH SẢY THAI

Nguyên nhân.

Khi heo nái mang thai là cơ địa có sự thay đổi và là thời điểm các vi khuẩn dễ xâm nhập gây các bệnh như viêm nhiễm, cúm do một số vi khuẩn như E Coli, Streptococcus, Klebsiella,… hoặc một số bệnh do ký sinh trùng gây ra làm ảnh hưởng bộ phận sinh dục của heo. 

Dấu hiệu.

Âm đạo xuất huyết, kèm các dấu hiệu như heo sốt, kém ăn. Do đó, khi có dấu hiệu như trên thì nhà chăn nuôi cần kiểm tra vùng kín của heo và liên tục quan sát cẩn thận đến hoạt động của chúng trong thời kỳ quan trọng này. 

Biện pháp.

Bổ sung chất hữu cơ trong khẩu phần ăn hàng ngày cho heo để nạp dinh dưỡng và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mạnh như E.Coli.

Dọn dẹp chuồng trại và thu gom rác thải xung quanh chuồng trại sạch sẽ để heo có môi trường thông thoáng, tránh gây môi trường ô uế tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào heo.

BỆNH VIÊN TỬ CUNG

Trong quá trình mang thai hoặc sau sinh, heo nái rất dễ bị mắc bệnh viêm tử cung. Bệnh thường do những nguyên nhân sau:

– Thời gian chửa, khẩu phần ăn không cân đối, ít vận động hoặc nhiễm một số bệnh truyền nhiễm: Tai xanh (PRRS), lợn nghệ (Leptospirosis), sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), Pavrovirus và một số bệnh nhiễm khuẩn khác… 

– Do phối giống trực tiếp với lợn đực bị bệnh và truyền nhiễm bệnh cho lợn nái.

– Dụng cụ thụ tinh nhân tạo không sạch từ đó vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh. 

Can thiệp đẻ khó, đỡ đẻ cho heo nái không đúng kỹ thuật.

Một số triệu chứng điển hình hay thấy của bệnh như:

  • Heo nái thường sốt, giảm ăn, khát nước, tử cung tiết dịch nhờn trắng đục, hoặc là trong; dịch màu xanh đen, dịch mủ lẫn máu tuỳ mức độ nặng nhẹ, dịch mùi hôi tanh.

  • Nếu trong trường hợp chết lưu thai, âm đạo sưng tấy, đỏ, có chất chứa dịch tiết màu vàng xẫm, nâu và có mùi rất hôi thối, thân nhiệt tăng, lợn nái đi lại mệt mỏi, khó khăn.

  • Thể mạn tính: Heo không sốt, âm hộ không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Heo nái thường không đậu thai hoặc khi đã có thai dễ bị tiêu đi.

Phòng bệnh

Dùnh vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm cho heo nái: Tai xanh, Leptospirosis, Brucellosis, Pavrovirus… 

Cho nái chửa phải được vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh, thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y khi phối giống và thụ tinh nhân tạo.

Trong quá trình đẻ, nên kết hợp tiêm OXYTOCIN INJ để thúc đẻ nhanh đồng thời tránh sót nhau và tống các sản dịch ứ trong tử cung ra ngoài.

Tiêm bắp GENTAMOX LA với liều 1ml/15 kg thể trọng, 8 giờ trước khi lợn đẻ. Sau khi đẻ có thể tiêm nhắc lại 1 mũi để phòng được bệnh viêm tử cung – viêm vú.

Điều trị bệnh.

Bước 1: Tiêm KETOFEN INJ để kháng viêm, giảm đau, hạ sốt liều 1ml/ 15 – 20 kg thể trọng. 

Bước 2: Tiêm OXYTOCIN INJ (3-5ml) để kích thích tử cung co bóp tống đẩy dịch ra.

Bước 3: Tiêm kháng sinh GENTAMOX LA hoặc MULTIBIOTIC LA với liều 1ml/15 kg TT. Thuốc tác dụng kéo dài 72 giờ. 

Bước 4 : Tiêm METOSAL 10% với liều 15 ml / heo nái để tăng lực, trợ sức, giúp heo nái mau phục hồi. Mỗi ngày tiêm 1 lần, tiêm trong 3 ngày.

BỆNH VIÊM VÚ

Khi heo bị viêm tử cung, sót nhau sẽ rất có khả năng bị bệnh viêm vú. Bên cạnh đó, nếu heo nái để con bú không đồng đều hay tiết quá nhiều sữa mà heo con bú chưa hết bị ứ đọng lại có thể là nguyên do của nhóm bệnh này.

Biểu hiện bệnh: Vú của heo nái bị sưng đỏ, sờ vào bị nóng, vú không đồng đều bằng nhau, heo nái sốt,  ăn kém, không muốn cho con bú, sữa bị vón viên ở đầu vú, …

Nếu heo bị viêm vú thì bà con có thể điều trị bệnh này như sau:

  • Bà con cần dùng nước đá cọ & chườm ở đầu nạm vú để bớt sự sưng đỏ và đau cho heo nái.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay thủ công để được mềm hơn 2 -3 lần một ngày.
  • Nặn bỏ sữa từ vú bị viêm để không viêm sang vú lành.
  • Dùng thuốc điều trị: 
  • Tiêm KETOFEN INJ để kháng viêm, giảm đau, hạ sốt liều 1ml/ 15 – 20 kg thể trọng. 
  • Tiêm kháng sinh GENTAMOX LA hoặc MULTIBIOTIC LA với liều 1ml/15 kg TT. Thuốc tác dụng kéo dài 72 giờ. 
  • Tiêm METOSAL 10% với liều 15 ml / heo nái để tăng lực, trợ sức, giúp heo nái mau phục hồi. Mỗi ngày tiêm 1 lần, tiêm trong 3 ngày.

Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai

Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 cho đến tháng thứ 8 tuỳ các giống heo nội hay ngoại (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) còn thuộc vào điều kiện chăm sóc. Hơn nữa, tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái từ 7,5-8 tháng tuổi trở lên và cân nặng nhỏ nhất 90kg-110kg.

Khi heo lên giống (chu kỳ 21 ngày), thời điểm phối giống phù hợp nhất là khi nái đứng yên cho con nọc phủ (tai dựng đứng) hay lấy 2 tay đè lên mông heo nái mà lại cũng đều có hiện tượng tương tự. Vấn đề phối giống bà con nên phối hai lần (phối kép) xa nhau từ 12 – 24 giờ.

Nái mang bầu từ 110 – 117 ngày, thai có thể phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của thời kỳ có thai. Trong suốt quá trình mang thai, heo nái bắt buộc cung cấp hầu hết các chất dinh dưỡng để dự trữ cho cơ thể cũng như để nuôi thai.

Trong khẩu phần ở quá trình cuối thời kỳ có chửa, bà con nên cung cấp cho heo nái ít nhất 5-7% chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở heo.

Chế độ nạp năng lượng cho heo nái cũng cần phải bổ sung các chất Vitamin và khoáng chất. Thiếu khoáng sẽ khiến cho heo con bị chậm lớn, heo nái dễ bị bại liệt sau khi sinh. Khẩu phần ăn uống đầy đủ các chất sẽ mang lại cho heo nái sức khỏe tốt và khả năng sinh sản tốt.

Chuyển heo nái sang chuồng đẻ trước ngày mang bầu thứ 110.

Ngoài ra, Trong giai đoạn heo nái mang thai, bà con chăn nuôi bổ sung định kỳ các sản phẩm dinh dưỡng, phòng bệnh cho heo như MEBI-BTX hoặc MULTI PRO ONE để tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh, đặc biệt là bệnh tai xanh, dịch tả Châu Phi, giúp tăng sản lượng, chất lượng sữa cho heo nái.

Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.