Các bệnh virus thường gặp ở gà

Một số bệnh do virus gây ra trên đàn gà đã gây thiệt hại lớn về kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. Nhiều bệnh trong số đó gây ức chế miễn dịch và làm cho gà dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác, khiến cho bệnh nặng hơn và khó điều trị.

Những loại bệnh nguy hiểm do virus gây bệnh trên gà thường gặp bà con chăn nuôi lưu ý, tham khảo các biểu hiện và phòng tránh cho vật nuôi được an toàn.

Bệnh Newcastle

1. Nguyên nhân:

Bệnh Newcastle là một bệnh rất phổ biến và cũng được rất nhiều người chăn nuôi quan tâm, bởi bệnh có tỷ lệ chết rất cao và tỷ lệ lây lan rất nhanh, có thể lây lan trên một diện rộng. Cũng chính bởi tính chất nguy hiểm như vậy mà trong chăn nuôi, bệnh này được người chăn nuôi luôn chú trọng hàng đầu. 

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, tỷ lệ chết rất cao, có thể lên tới 100%.

2. Triệu chứng

* Thể tiêu hóa

– Xuất hiện bất thình lình, sốt cao, bỏ ăn.

– Khó thở, khát nước, liệt chân. Chết sau 4 – 8 ngày.

– Phù mắt, mũi, đầu, chảy nước mắt, nước mũi.

– Tiêu chảy phân xanh, có thể vấy máu.

– Tỷ lệ chết: 100% 

 * Thể hô hấp – thần kinh

– Xuất hiện đột ngột

– Khó thở, ngáp gió, bỏ ăn, giảm hay ngừng đẻ

– 1-2 ngày sau xuất hiện triệu chứng thần kinh

– Tỷ lệ chết ở gà lớn 50%, ở gà con lên đến 90%

3. Bệnh tích

  •  Dạ dày tuyến: xuất huyết ở đỉnh các tuyến. Đây là bệnh tích rất điển hình.
  • Thành ruột xuất huyết đỏ đậm, ở ngã ba van hồi manh tràng xuất huyết
  • Tích dịch viêm ở thanh quản, khí quản, có thể viêm ở phổi
  • Túi khí viêm dày đục, tích dịch viêm và casein
  • Dạ dày cơ có thể xuất huyết.
  • Gà đẻ: nang trứng xuất huyết, mềm nhão, thoái hóa, có khi rớt trứng vào xoang bụng.

Phòng bệnh Newcastle: 

– Vệ sinh sát trùng định kỳ bằng thuốc sát trùng CLEAR hay MEBI-IODINE, thực hiện an toàn sinh học.

– Phòng bệnh bằng vaccine. Có thể tham khảo lịch vaccine cho trại:

+ 5 – 7 ngày bắt nhỏ từng con.

+ 20 – 22 ngày nhỏ hoặc cho uống.

+ 35 -40 ngày tiêm vaccine nhũ dầu.

+ 16 – 18 tuần tiêm vaccine nhũ dầu.

+ Khi vào đẻ cứ 5 tuần nhắc lại 1 lần uống. 

Điều trị bệnh

Tiêm nhắc lại hoặc cho uống lại vacxin cho đàn gà với liều gấp đôi.

Hạ sốt cho đàn gà bằng ACETYL C hoặc PARA C hàm lượng cao với liều 1g/15-20kg TT.

Cho gà uống kháng thể IMMUNO ONE S với liều 2ml/lít nước trong 5 ngày liên tục.

Kết hợp cấp cứu gan thận AMINO PHOSPHORIC với liều 1g/10kg TT.

Sau 2-3 ngày cho gà uống kháng sinh phổ rộng để chống kế phát bệnh.

Bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro ở gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp trên gà 3 – 6 tuần tuổi và gà tây. Bệnh do một loại virus tác động vào túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch, khiến cho gà dễ mắc các chứng bệnh khác như viêm da hoại tử, hội chứng thiếu máu – viêm gan thể bao hàm.

Triệu chứng:

Gà bay nhảy lung tung, hoặc cắn mổ vào hậu môn của nhau.

Gà sốt cao, ăn kém, uống nhiều nước.

Tiêu chảy phân trắng loãng.

Gà sụt cân nhanh, run rẩy. Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: Sau 2-5 ngày thì toàn đoàn bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết: 1-30%

Bệnh tích:

  • Cơ ngực, cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.
  • Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.
  • Ngày thứ 2: thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy
  • Ngày thứ 3: Xuất hiện lấm tấm hoặc thành vệt ở cơ đùi, cơ ngực.
  • Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi và cơ ngực tím bầm

Phòng bệnh Gumboro:

Vệ sinh, sát trùng định kỳ bằng CLEAR 1-2 lần/tuần.

Dùng vacxin Gumboro phòng bệnh lúc 7 ngày tuổi, nhắc lại lần 2 sau 2 tuần. 

Phác đồ điều trị bệnh Gumboro ở gà

Bệnh gumboro nếu có phát hiện kịp thời, biết cách chữa khoa học thì khả năng khỏi bệnh rất cao, nên phải kết hợp giữa các biện pháp: hạ sốt tốt, cung cấp điện giải bù nước,, giải độc thận, trợ sức, trợ lực, chống bệnh kế phát.

  • Hạ sốt khẩn cấp cho đàn gà bằng ACETYL C với liều 1g/15-20kg TT kết hợp với sản phẩm GUM (1g/1 lít nước) để bù nước, bù điện giải, tăng sức đề kháng, giảm stress, hỗ trợ điều trị Gumboro cho đàn gà, giúp gà tỉnh nhanh.
  • Tiêm 1 liều kháng thể Gum cho đàn gà.
  • Cho gà uống kháng thể IMMUNO ONE S với liều 2ml/lít nước trong 5 ngày liên tục.
  • Dùng cấp cứu gan thận AMINO PHOSPHORIC để giải độc thận và phục hồi chức năng thận với liều 1g/10kg TT.
  • Sau 2 ngày, cho gà uống kháng sinh phổ rộng chống kế phát bệnh tiêu chảy, cầu trùng, bệnh kế phát tương ứng: FLORDOX, AMPICOLI, AMOXTIN AC hoặc MEBI -COX DSP3
Bệnh cúm gà

1. Đặc điểm bệnh:

  • Mắc bệnh này thường là các loại gia cầm: gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim câu, chim cút, đà điểu, các loại chim
  • Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày (phụ thuộc vào số lượng virus, con đường xâm nhập, loài mẫn cảm).
  • Tỉ lệ mắc và chết phụ thuộc vào con vật mắc và độc lực của virus gây bệnh. Trường hợp virus có độc lực cao, gà có thể mắc bệnh và chết 100%.

2. Triệu chứng

  • Gà sốt cao, ăn kém, bỏ ăn, giảm tỷ lệ đẻ.
  • Trường hợp nặng, gà bị hen, khó thở, chảy nước mắt, đứng tụm 1 chỗ, lông xù, phù đầu và mặt, những chỗ da không có lông tím tái, chân xuất huyết, rối loạn thần kinh, tiêu chảy, một số biểu hiện co giật hoặc đầu ở tư thế không bình thường.
  • Những triệu chứng trên có thể xảy ra cùng lúc hoặc riêng rẽ.
  • Xác gia cầm chết tím tái.
  1. Bệnh tích

Mổ khám thấy viêm xuất huyết hầu hết đường tiêu hóa, nhất là ở manh tràng và dạ dày tuyến nơi tiếp giáp với mề, phổi tích máu, thận và gan sưng to, tuyến tuỵ xuất huyết, ruột xuất huyết.

4. Phòng cúm gia cầm:

Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng IODINE hoặc CLEAR.

Tiêm vacxin cúm cho đàn gà.

Sử dụng kháng thể IMMUNO ONE S để kháng virus, tăng cường miễn dịch cho đàn gà, ngừa bệnh cúm hiệu quả. Dùng định kỳ 3-5 ngày/ đợt, mỗi tháng dùng 2 -3 đợt. Chủ động cho gà uống khi có áp lực cao về dịch cúm gia cầm.

Dùng kháng sinh phổ rộng GENTADOX, TYLODOX WS phòng bệnh hô hấp, tiêu hoá, phòng bệnh mở đường cho virus cúm.

Xử lý khi có dịch cúm gia cầm.

Cần xét nghiệm để xác định chính xác chủng virus gây bệnh để có biện pháp xử lý hay tiêu huỷ đúng cách. 

Nếu chủng độc lực cao thì cần tiêu huỷ theo yêu cầu của nhà nước.

Nếu chủng độc lực thấp, có thể giảm thiểu thiệt hại bằng cách:

  • Tiêm kháng thể cho đàn gà.
  • Hạ sốt, kháng viêm cho đàn gà bằng ACETYL C
  • Cho gà uống kháng thể IMMUNO ONE S để kháng virus, ngừa sự nhân lên của virus, và giảm tỷ lệ chết. 
  • Giải độc, tăng chức năng gan bằng AMINO PHOSPHORIC.
  • Sát trùng chuồng trại mỗi ngày 1 lần bằng CLEAR hoặc MEBI-IODINE trong 1 tuần liên tục.

Bệnh này không nên dùng kháng sinh để tránh thiệt hại cao hơn.

Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.