Heo bị viêm phổi điều trị như nào?

Các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở các động vật có vú và các bệnh điều có các triệu chứng khá giống nhau. Đối với gia súc như heo rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cấp tính và mãn tính. Chính vì thế trong bài viết này Mebipha sẽ cung cấp cho bà con chăn nuôi kiến thức về bệnh viêm phổi trên heo và các phòng trị bệnh cho đàn heo.

Heo bị viêm phổi

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trên heo

Bệnh viêm trên heo do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra. Bệnh xảy ra ở heo mọi lứa tuổi, nhưng được phát hiện nhiều nhất ở heo từ 2-6 tháng tuổi và đôi khi xuất hiện trên cả heo nái và heo hậu bị.

Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến heo từ lúc cai sữa đến khi giết thịt, nhưng thường từ 8 đến 16 tuần tuổi. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, từ 12 giờ đến 3 ngày. Độc tố gây tổn thương phổi nghiêm trọng. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, heo nhiễm khuẩn càng nhiều thì bệnh càng nặng.

Nguyên nhân gây bệnh đến từ mầm bệnh xâm nhập vào trại chăn nuôi do vận chuyển heo bệnh vào hoặc do con người mang vào. Bị lây nhiễm thông qua các dụng cụ chăn nuôi và người tham quan, thiếu nước, nhiệt độ và ẩm độ thấp, bị stress, thay đổi khẩu phần ăn, sinh sản liên tục và mật độ chăn nuôi cao.

Heo bị viêm phổi

Triệu chứng

Bệnh viêm phổi APP nói riêng và các bệnh đường hô hấp trên heo nói chung thường có biểu hiện ho, sốt cao, khó thở, thở thể bụng, chảy nhiều dịch mũi, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Một vài trường hợp có thêm triệu chứng chảy máu mũi. Với bệnh viêm phổi trên heo do Actinobacillus pleuropneumoniae có 3 thể bệnh sau đây mà bà con cần biết.

Thể quá cấp tính

Heo sốt cao (40,5 – 41,50C), khó thở, mệt mỏi, tần số mạch tăng. Heo bệnh có một thời gian ngắn bị nôn mửa và tiêu chảy, chảy nhiều nước dãi, nước mũi nhiều bọt, có thể lẫn máu. Da ở vùng mũi, tai, chân và sau đó toàn cơ thể có màu tím xanh. Heo bệnh chết nhanh chóng trong vòng 24 – 36 giờ. Heo đột tử thường có dấu hiệu máu chảy kèm với bọt thải ra từ mũi.

Thể cấp tính

Bệnh tiến triển rất nhanh, heo bệnh sốt cao (40,5 – 410C), da có nốt đỏ, heo bỏ ăn, lười vận động, lười uống nước. Heo có triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, đôi khi phải há mồm ra để thở. Rối loạn nhịp tim và hệ tuần hoàn.

Thể mãn tính

Heo thường không sốt hoặc sốt nhẹ, ho liên tục hoặc ho ngắt quãng, thở thể bụng, lông dựng, da nhợt nhạt. Heo bỏ ăn, tăng trọng giảm. Khi phải vận động, heo bệnh thường tụt lại phía sau đàn, nếu bắt buộc cũng sẽ cố gắng một cách rất yếu ớt.

Điều trị

Để cho kết quả điều trị cao, chúng ta phải điều trị sớm và tích cực với các thuốc như kháng sinh, kháng viêm, hạ sốt, long đờm, và vitamin. Nên ưu tiên chọn các kháng sinh chưa bị lờn thuốc và cho kết quả điều trị cao như: Tildispirosin (MEBI-NEW 1), Ceftiofur (CEFTI LA), Tiamulin (Tiamulin 10%), Amoxicillin (AMOX WSP),…

Phòng ngừa bệnh

Để có thể ngăn ngừa bệnh viêm phổi trên heo và các căn bệnh khách thì bà con chăn nuôi cần thực hiện kiểm soát và ngăn chặn sự xâm nhập ca vi khuẩn bằng cách mua heo ở những cơ sở giống an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc lý lịch rõ ràng, nuôi cách ly và tiêm phòng trước khi nhập đàn. Đảm bảo chuồng trại cách ly với các khu vực khác, phải có hàng rào ngăn không cho súc vật, các loài gặm nhấm và hạn chế côn trùng ra vào trang trại. Đầu chuồng, đầu trại phải có hố sát trùng, tiêu độc.

Khử khuẩn chuồng trại

Thực hiện định kỳ lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn. Phân, nước tiểu, chất thải trong chăn nuôi phải được thu gom xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Kiểm soát tốt các nguồn nguyên vật liệu khi đưa vào trang trại… Chăn nuôi với mật độ hợp lý. Tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các đàn heo ốm và đàn heo khỏe mạnh vì dù con vật đã trở lại bình thường nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại và là nguồn lây bệnh cho con khác trong đàn. Cần định kỳ tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho heo.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha