Bệnh nấm diều ở gà (P2) – 4 bước chẩn đoán và nhận diện bệnh nấm diều

 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết câu hỏi tiếp theo của hầu hết người chăn nuôi cũng như các bác sỹ thú y: làm cách nào để chẩn đoán chính xác bệnh nấm diều ở gà?

 

Niêm mạc bên trong diều xuất hiện nhiều nốt mụn
Niêm mạc bên trong diều xuất hiện nhiều nốt mụn

 

Khi thấy gà có dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như giảm ăn, ủ rũ, ít vận động, nếu nghi gà bị nấm diều ta kiểm tra theo trình tự như sau:

 

01Banh miệng gà ra quan sát kỹ xem có mảng bám màu trắng hay không.

 

02Quan sát vật có các triệu chứng điển hình của bệnh nấm diều ở gà như sau hay không:

 

• Nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua.

 

• Có tiêu chảy phân sống không?

 

• Tỷ lệ chết cao hay thấp?

 

• Gà có chậm lớn hay không?

 

03Nếu vẫn chưa chắc chắn, ta tiến hành mổ khám và quan sát xem vật có các bệnh tích điển hình của bệnh nấm diều ở gà hay không:

 

• Niêm mạc miệng và thực quản có loét không?

 

• Niêm mạc diều có bị dày lên không? Có xuất hiện nốt mụn trắng hay một lớp màng trắng đục mỏng bám bên trong không?

 

• Trong diều chứa nước nhầy hôi chua không?

 

• Dạ dày tuyến có sưng hoặc xuất huyết niêm mạc không? Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng không?

 

• Niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy không?

 

05Để chắc chắn nhất hay muốn xác định chính xác chi, loài nấm gây bệnh ta có thể gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra bằng kính hiển vi hay làm các xét nghiệm khác.

Bảng 1 – Các loại nấm gây bệnh trên gà.

 STT Tên bệnh Loài nấm mốc gây bệnh Cơ quan gây bệnh
1 Bệnh mucor Mucor rasemosus, Rhizomucor pusillus, Absidia corymbifera, Rhizopus microbifera, R. oryzae, Mortierella wolfi U thịt phổi, gan, thân, hạch lympho; loét dạ dày cơ, ruột; cảm nhiễm da, giác mạc, tai ngoài, não, trứng
2 Bệnh candida (candidosis) – Bệnh nấm diều Candida albicans Khoang miệng, diều
3 Bệnh Histoplasmosis Histoplasma capsulatum Phổi, tổ chức lympho, hệ lưới nội mô, hệ thần kinh trung ương, cảm nhiễm toàn thân
4 Aspergillosis (Bệnh nấm phổi) Aspergillus fumigatus, A. flavus, A. nidulans, A. niger, A. terreus Phổi, túi khí.

 

Lưu ý:

– khi mổ khám quan sát diều, trước khi có thể quan sát ta phải rửa trôi thức ăn bám trên đó, bước này nếu làm không cẩn thận, nhẹ nhàng sẽ làm bay mất luôn lớp màng giả do nấm hình thành nên sẽ dễ dẫn đến việc chẩn đoán sai.

– Cần phân biệt với bệnh nấm diều trên gà với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): gà cũng nôn ra nước liên tục nhưng không có mùi hôi thối; ngoài nôn ra nước gà còn khó thở khò khè. Còn bệnh do nấm Candida thì không thở khó.

Nguồn: Viet DVM