Bệnh tai xanh ở lợn hay còn được gọi là hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của lợn. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, chết lưu, viêm phổi, tiêu chảy, sốt cao, mất sữa, giảm hưng phấn, mất tính dục,… Bệnh có tỷ lệ lây lan cao và gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh tai xanh ở lợn
Vậy làm thế nào để phòng và trị bệnh tai xanh ở lợn hiệu quả? Hãy cùng Mebipha tìm hiểu trong bài viết này.
Bệnh tai xanh ở lợn gây ra những hậu quả gì?
Bệnh tai xanh ở lợn là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với chăn nuôi lợn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và sức khỏe. Theo ước tính, bệnh tai xanh ở lợn gây thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi năm cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
Bệnh tai xanh ở lợn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn, mà còn làm giảm chất lượng thịt lợn, gây mất niềm tin của người tiêu dùng. Bệnh cũng làm giảm khả năng sinh sản của lợn, làm giảm số lượng và chất lượng của con giống, gây ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trên thị trường.
Ngoài ra, bệnh tai xanh ở lợn còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm với các bệnh khác như bệnh tụ huyết trùng, bệnh Glasser, bệnh E.coli, bệnh viêm phổi,… làm tăng chi phí chăm sóc và điều trị, cũng như làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Cách phòng và trị bệnh tai xanh ở lợn
Để phòng và trị bệnh tai xanh ở lợn hiệu quả, bà con cần thực hiện các bước sau:
Chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh tai xanh ở lợn, bà con cần quan sát các triệu chứng bệnh lý của lợn, như:
- Sốt cao, lên đến 40 – 42 độ C.
- Lợn bị viêm phổi, tiêu chảy, khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi.
- Dấu hiệu đặc trưng là tai chuyển màu từ hồng => đỏ thâm => xanh => tím đen=> tử vong.
- Lợn nái có thể sảy thai, thai chết lưu, sinh non, mất sữa, viêm vú, da biến màu.
- Lợn con theo mẹ bị gầy yếu, sức sống thấp, bú khó khăn, mắt có ghèn màu nâu, da có nhiều vết phồng rộp, tiêu chảy, ủ rũ, viêm phổi.
- Lợn thịt, lợn cai sữa bị biếng ăn, chậm lớn, lông cứng, tai lạnh, chân sau yếu, đi loạng choạng, màu da chuyển từ hồng đỏ sang tím xanh nhạt, hắt hơi, thở nhanh.
- Lợn đực giống bị sốt, bỏ ăn, đờ đẫn, khó thở, giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít đi.
Thuốc điều trị bệnh heo tai xanh công thức Mebipha
Bệnh heo tai xanh là bệnh do virus gây nên, không có thuốc điều trị bệnh. Nhưng khi phát hiện bệnh tai xanh, bà con hạ sốt kịp thời, tăng cường miễn dịch và điều trị kế phát bệnh cho đàn heo thì hiệu quả điều trị tai xanh rất cao.
- Phun sát trùng CLEAR hoặc MEBI-IODINE trực tiếp lên đàn heo, ngày 1 lần trong quá trình điều trị bệnh.
Clear hoặc Iodine – Sát trùng chuồng trại
- Tiêm ngay hạ sốt PARA C 15% cho heo mắc bệnh kết hợp thuốc bổ trợ, trợ lực cấp tốc METOSAL 10% VIP trong 3-5 ngày liên tục.
Para C 15% – Hạ sốt nhanh, giảm đau, tăng sức đề kháng
- Tiêm kháng sinh MEBI-NEW 1 đặc trị các bệnh hô hấp phức hợp, bệnh kế phát tai xanh. Đây là loại kháng sinh mới nhất, tác dụng nhanh, hạn chế kháng thuốc. Tiêm 1 mũi duy nhất. Thuốc có tác dụng kéo dài 14 ngày.
Mebi – New 1 – Đặc trị các bệnh hô hấp trên heo
- Trộn sản phẩm MEBI-BTX cho tổng đàn heo ăn trong 7-10 ngày liên tục. Đây là sản phẩm gồm 4 chế phẩm dinh dưỡng đặc biệt, hỗ trợ điều trị tai xanh rất hiệu quả, giúp giảm thiểu thiệt hại thấp nhất khi heo mắc tai xanh, giúp heo phục hồi nhanh.
Mebi – BTX – Tăng cường hệ miễn dịch, nâng sức giải độc
- Tiêm nhắc lại vacxin tai xanh cho đàn heo.
Bệnh heo tai xanh là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với ngành chăn nuôi heo. Vì vậy, bà con cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh, chữa trị bệnh heo tai xanh để bảo vệ đàn heo của mình nhé.
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.