Bệnh nấm diều ở gà (P3) – các bước điều trị và phòng bệnh.

Điều trị nấm diều không khó nhưng cái khó là tìm ra được căn nguyên của vấn đề tại sao bệnh lại bùng phát để điều trị tận gốc làm cho bệnh không tái phát nữa mới là khó.

 

Vietdvm.com hy vọng các bước điều trị cụ thể, chi tiết, nhanh, hiệu quả dưới đây có thể phần nào giúp các bạn không lúng túng và chủ động hơn khi đối mặt với bất kỳ ca bệnh nấm diều ở gà nào trong thực tế.

Làm gì khi phát hiện vật nhiễm bệnh nấm diều ở gà?

 

Bước 1: diệt nấm trong cơ thể gà bệnh và tăng sức đề kháng cho gà.

 

– Cho uống CuSO4 (1gam/4 lít nước), cho uống 2 giờ/1ngày, liên tục trong 3-4 ngày.

 

– Đồng thời bổ sung thuốc giải độc gan thận pha vào nước hoặc trộn vào cám cho ăn.

 

– Bổ sung thêm các thuốc bổ tăng sức đề kháng như vitamin C, vitamin B,E hay các chất điện giải…

Bước 2: Tìm nguyên nhân mấu chốt gây bệnh nấm diều ở gà để xử lý.

 

Ví dụ như nếu nhiễm nấm từ môi trường, thức ăn nước uống thì tiến hành vệ sinh chuồng trại, thay chất độn chuồng mới đã được xử lý bằng thuốc diệt nấm; xử lý nguồn nước bằng CuSO4; loại bỏ hoặc xử lý nguồn thức ăn nhiễm nấm…

 

Nếu nhiễm nấm do bệnh khác thì xử lý bệnh đó, do dùng kháng sinh lâu ngày thì dừng kháng sinh lại…

 

Tinh thể đồng sufat có thể diệt được nấm
Tinh thể đồng sufat có thể diệt được nấm

Các bước phòng bệnh nấm diều ở gà cơ bản:

 

Nấm diều chỉ xảy ra khi có các yếu tố bất lợi ảnh hưởng lên cơ thể con vật, bởi vậy nguyên tắc của việc phòng bệnh là làm sao không cho các yếu tố bất lợi đó xảy ra bằng cách như:

 

– Luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ: chuồng trại thông thoáng; xử lý chất độn chuồng trước khi đưa vào bằng thuốc giệt nấm mốc CuSO4 01gam/ 03 lít nước; phun sát trùng định kỳ.

 

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý.

 

– Nước uống, thức ăn sạch mầm bệnh, dụng cụ uống và ăn cũng luôn sạch sẽ đảm bảo tránh lây nhiễm mầm bệnh nấm diều ở gà qua 2 đường này.

 

– Loại bỏ các yếu tố gây stress cho gà như: quá sáng, quá dày, quá nóng…

 

– Sử dụng kháng sinh hợp lý.

 

– Loại bỏ bớt những con còi cọc, ốm yếu trong đàn.

 

Các bước phòng bệnh như trên tuy rất dễ thực hiện nhưng như đã nói trong phần 1, thiệt hại do bệnh nấm diều ở gà gây ra chính là các vấn đề kéo theo sau ca bệnh như gà hấp thu và tiêu hóa kém, chậm lớn, dễ kế phát các bệnh khác, năng suất chăn nuôi giảm…chính vì thế mà càng phải coi trọng việc phòng bệnh cho đàn gia cầm ngay từ đầu, tránh trường hợp chủ quan, xem thường mà gây ra những thiệt hại không đáng có.

Nguồn: Viet DVM