Bệnh đậu heo: Nguy hiểm rình rập đàn lợn của bạn

Bệnh đậu heo là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với đàn lợn, đặc biệt là lợn con. Bệnh gây ra nhiều tổn thương trên da, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi, thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân:

  • Do 1 trong 2 loại virus Vaccinia virus hoặc Suispoxvirus.
  • Virus thâm nhập vào cơ thể heo bằng nhiều con đường khác nhau: qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương ở da, qua đường hô hấp và tiêu hóa, các vật trung gian truyền bệnh như chấy, rận, ruồi, muỗi,…
  • Heo sau khi khỏi bệnh vẫn có thể mang virus và thải virus ra môi trường trong hơn 2 tháng.

Triệu chứng: 

Heo bệnh thường sốt nhẹ, bỏ ăn, mí mắt bị viêm, có dử màu nâu, chảy nước mũi, xuất hiện các nốt mụn đỏ trên da, đặc biệt là ở vùng đầu, tai, bụng và chân. Sau đó các nốt mụn vỡ ra, tạo vết loét và nhanh chóng đóng vảy màu nâu.

Khi bị nhiễm trùng kế phát Streptococci, Staphylococci,… heo bị viêm da, viểm phổi, tiêu chảy.

Tác hại của bệnh:

  • Giảm khả năng tăng trọng
  • Giảm tỷ lệ thụ thai
  • Tăng tỷ lệ chết
  • Làm giảm giá trị thương phẩm của thịt lợn
  • Gây khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Phòng bệnh:

  • Nhập heo có lý lịch rõ ràng.
  • Thực hiện nguyên tắc “Cùng vào cùng ra”
  • Tránh tiếp xúc giữa heo với các loài vật khác như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo, bồ câu, gà, vịt và chim trời.
  • Không mang thịt heo sống hoặc sản phẩm heo sống vào trang trại dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài để ngăn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… xâm nhập.
  • Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi, tạo vành đai vôi bột dày 1 – 2 cm, rộng 1,5m để loại trừ mầm bệnh.
  • Duy trì mật độ nuôi phù hợp, thông thoáng và đủ nhiệt độ. Giữ chuồng luôn khô, sạch, ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Điều trị: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh đậu heo, chủ yếu tập trung vào việc chăm sóc và điều trị triệu chứng.

  • Khi phát hiện bệnh cần cách ly ngay.
  • Phun sát trùng toàn bộ chuồng trại.
  • Vệ sinh các nốt đậu và vùng có nốt đậu bằng thuốc sát trùng hoặc thuốc tím. Sau đó bôi  MEBI IODINE hoặc Xanh methylen ngày 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.

MEBI IODINE – Sát trùng, diệt virus, bào tử nấm mốc và nguyên sinh động vật

  • Nếu heo bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm trùng phát thì sử dụng AMOX 15% LA hoặc GENTAMOX LA tiêm cho heo với liều 1ml/10kg thể trọng.

AMOX 15% LA – Đặc trị viêm vú, viêm tử cung trên heo nái, tiêu chảy trên heo con

  • Tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa giúp heo nhanh phục hồi bằng MULTI-GLUCAN.

MULTI GLUCAN – Gia tăng miễn dịch, tăng năng suất

Để biết thêm thông tin chi tiết và được Bác sĩ thú y tư vấn cụ thể, hãy liên hệ với Mebipha theo hotline 1900 571 287 .