Heo đẻ khó và cách xử lý kịp thời

Heo nái đẻ khó là tình trạng thường gặp đối với những trang trại nuôi heo và cả những hộ nuôi heo nhỏ lẻ. Cho đến nay đây vẫn là vấn đề được nhiều bà con chăn nuôi quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến con giống và thiệt hại kinh tế. Trong bài viết này hãy cùng Mebipha tìm hiểu nguyên nhân heo đẻ khó và cách xử lý kịp thời nhé.

Heo đẻ khó

Nguyên nhân heo đẻ khó

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng heo đẻ khó và sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà bà con chăn nuôi cần biết.

Quá trình chăm sóc heo nái mang thai không tốt

Quá trình mang thai của heo nái không được chăm sóc đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đẻ khó. Heo ít vận động khiến cho các khối cơ như cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng yếu.

Khẩu phần ăn của của heo nái cũng là yếu tố rất quan trọng giúp heo có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho việc sinh sản. Thức ăn của heo nái không đủ các khoáng chất vitamin và chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng đẻ khó.

Chăn nuôi không tốt dẫn đến heo đẻ khó
Do heo nái

– Việc cho heo hậu bị lên giống sớm cũng là nguyên nhân dẫn tới heo nái khó đẻ, thời điểm này khung chậu của heo chưa hoàn thiện, thể hình chưa đầy đủ.

– Heo nái quá già sức khoẻ không đảm bảo, nội tiết tố mât cân bằng, sức khoẻ không ổn định sẽ khó để sinh con được như ý.

–  Tình trạng heo khó đẻ còn đến từ nguyên nhân vỡ nước ối quá sớm gây khô đường đẻ.

– Cổ tử cung không thể mở, bị xoắn vặn ở thời gian chửa chu kì cuối.

– Do hẹp âm môn, thai đã lọt vào âm đạo nhưng không thể ra ngoài được.

– Heo nái bị mắc bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai ảnh hưởng tới sức khoẻ và thể trạng.

Do bào thai
  • Thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật.
  • Tư thế của thai trong tử cung ở mức không bình thường.

– Thai bị dị dạng, dị hình.

Một số trường hợp đẻ khó có thể kết hợp với nhau như thai to + vị trí đầu không thuận, chân không duỗi thẳng……

Dấu hiệu nhận biết heo nái đẻ khó

  • Mang thai dài hơn 116 ngày.
  • Bỏ ăn.
  • Dịch tiết có máu và phân heo con nhưng không rặn.
  • Rặn nhưng không ra con.
  • Khoảng thời gian giữa mỗi con heo dài hơn 1 giờ và bụng heo nái vẫn còn to.
  • Có mùi hôi, tanh dịch tiết màu nâu, xám.
  • Heo nái đỏ mắt.
  • Kiệt sức sau khi đau bụng kéo dài.
  • Nái kiệt sức, thở dốc, không đứng nổi.
Heo đẻ khó

Cách xử lý khi heo khó đẻ

Bà con cần xác định sơ bộ heo đẻ khó là do nguyên nhân nào để có được những biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp heo mẹ chưa vỡ ối và tử cung chưa mở thì không được dùng thuốc kích đẻ.

Việc đầu tiên bà con cần kiểm tra ngôi thai: Chụm 5 ngón tay lại sau đó nhẹ nhàng đưa qua âm đạo của heo mẹ. Chú ý cần đưa theo nhịp rặn của heo nái để tránh làm đau heo. Sử dụng các đầu ngón tay để tìm thai và xác định xem ngôi thai có thuận hay không.

Chú ý: Khi kiểm tra ngôi thai bà con cần đeo găng tay sạch sẽ, bôi trơn tay.

– Nếu heo mẹ vỡ ối quá sớm dẫn tới khô thì cần bôi vaselin sau đó rửa sạch âm hộ heo nái, dùng tay kéo từng thai nhi ra ngoài theo nhịp rặn của heo.

– Nếu heo khó đẻ do thể trạng yếu, không được chăm sóc hoặc không có cơn rặn đẻ thì bà con có thể kích thích cơn rặn bằng cách tự nhiên như xoa bầu vú heo nái, kích thích âm đạo heo nái. Bà con có thể cho heo nái uống nước ấm pha một chút muối loãng để hỗ trợ nếu heo đẻ khó hoặc có thể cho những heo con đã sinh được bú mẹ để kích thích cơn rặn của heo mẹ. Khi heo mẹ đẻ thành công bà con cần sử dụng nước muối pha loãng để thụt rửa âm đạo cho heo.

– Khi áp dụng các cách trên mà không có hiệu quả lúc này bà con có thể mổ đẻ tuy nhiên trong quá trình mổ đặc biệt cần lưu ý phải am hiểu về kỹ thuật.

– Nếu heo khó đẻ do hẹp hậu môn thì bà con cần mở rộng âm môn bằng các thủ thuật ngoại khoa sau đó kéo thai ra ngoài.

– Nếu heo đẻ khó do tư thế, hướng thai không bình thường, cần phải điều chỉnh thai về vị trí bình thường.

– Nếu thai quá to, cần xem lại tình hình bào thai, can thiệp bằng tay hoặc mổ đẻ để cứu cả mẹ cả con. Hoặc có thể tiêm thuốc kích đẻ để hỗ trợ cho heo đẻ dễ dàng hơn.

Một số thuốc sử dụng để kích đẻ cho heo nái bà con có thể tham khảo:

+ OXYTOCIN INJ: tiêm tĩnh mạch cho heo với liều 30-50UI.

+ Sử dụng nước muối pha loãng để thụt rửa âm đạo cho heo sau khi đã sinh xong.

+ Sử dụng thuốc để chống nhiễm trùng cho heo nái: tiêm MULTIBIOTIC LA liều 1ml/15kg thể trọng cho heo nái sau khi sinh 1-2 giờ.

+ Cần dùng thêm một số loại thuốc bổ để heo mẹ mau hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng như vitamin C, vitamin E, vitamin B1.

Cách phòng tránh hiện tượng khó đẻ trên heo nái

Trong quá trình lựa chọn heo hậu bị cần đặc biệt quan tâm về ngoại hình, không dùng heo dị dạng, heo nhỏ, không chọn con quá non, quá già yếu.

– Trong quá trình nuôi dưỡng heo nái cần bổ sung dầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo heo luôn khoẻ mạnh, không mắc phải các căn bệnh truyền nhiễm. Mỗi một giai đoạn thai kì bà con cần lưu ý có những cách chăm sóc, cách nuôi phù hợp và cho heo vận động để sinh nở được thuận tiện và dễ dàng nhất.

– Heo nái rất cần yên tĩnh để tránh stress, ngoài ra chuồng trại cần phải được giữ vệ sinh.

– Khi heo bắt đầu đẻ tuyệt đối không được gây ồn ào, đỡ đẻ cần đúng kỹ thuật. Trong trường hợp không có nhiều kinh nghiệm bà con cần tìm bác sỹ thú y để đảm bảo heo ở trạng thái tốt.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.