Những dấu hiệu gà bị tụ huyết trùng

Hiện nay rất nhiều bà con chăn nuôi lựa chọn gà là vật nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại. Với khả năng phát triển nhanh, kỹ thuật chăn nuôi đơn giản nên được lựa chọn nhiều. Nhưng gà lại là vật nuôi có sức đề kháng thấp và rất dễ mắc bệnh. Một trong số đấy là bệnh tụ huyết trùng, với tỷ lệ lây lan và tử vong cao trên gà. Để nắm rõ hơn về bệnh tụ huyết trùng thì bà con chăn nuôi cần đọc qua bài viết dưới đây của Mebipha nhé!

Chăn nuôi gà

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà (còn gọi là bệnh gà toi), là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, do vi khuẩn gram âm Pasteurella multocida, thường tồn tại trong môi trường chăn nuôi. Bệnh tụ huyết trùng ở gà nếu phát sinh từ đàn gia cầm thì thường sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp, lẻ tẻ. Nhưng nếu có bệnh dịch lây lan từ ngoài vào trang trại chăn nuôi thì sẽ gây bệnh trên mọi lứa tuổi của gà, lây lan khá nhanh trong đàn.

Vi khuẩn Pasteurella multocida lây truyền tự phát hoặc qua đường miệng, xâm nhập vào cơ thể của gà qua đường hô hấp, vết thương ngoài da, tiêu hóa, tiếp xúc với gà bệnh…Vi khuẩn có thể tồn tại trong không khí, có trong thức ăn và nước uống của đàn gia cầm nếu điều kiện vệ sinh chuồng nuôi kém, thức ăn ôi thiu, ẩm mốc và khi gia cầm bị stress.

Dấu hiệu gà bị tụ huyết trùng

Những dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng trên gà có thể quan sát được như: sốt cao (42-430C), gà chết đột ngột, bỏ ăn, xù lông, dịch nhớt chảy ra từ miệng có bọt và máu. Có thể kèm theo tình trạng tiêu chảy lúc đầu phân lỏng, màu trắng sữa sau chuyển sang xanh lá có dịch nhày. Còn một số biểu hiện đặc trưng cho từng thể bệnh dưới đây giúp bà con hiểu rõ về bệnh tụ huyết trùng.

Gà bị tụ huyết trùng

Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở gà

Thể quá cấp tính: Ở Miền Nam, khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng thường ở thể quá cấp tính (bệnh toi). Đối với những con gà mắc bệnh đầu tiên thường chết nhanh mà bà con không kịp quan sát triệu chứng. Gà có thể ủ rũ và chết sau 1-2h đầu tiên. Với một số gà lớn 4-5 tháng thì có thể chết sau 1 ngày, gà có biểu hiện nhảy xốc lên, lăn ra và giãy.

Thể cấp tính: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, với những triệu chứng của gà bệnh chỉ xuất hiện vài giờ trước khi chết. Gà thường sốt cao (42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, có bọt và lẫn máu, nhịp thở tăng, tiêu chảy phân trắng hoặc phân xanh mào tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do bị ngạt.

– Thể mãn tính: Thể mãn tính thường ít xảy ra ở các nước nhiệt đới. Hoặc có thể thấy ở cuối thời kỳ dịch bệnh. Gà bệnh có biểu hiện: Ũ rũ, lông xù, giảm ăn, khó thở, tiêu chảy phân vàng, viêm sưng khớp chân, què, chảy nước mũi, viêm kết mạc tiết dịch, sưng phù đầu, gà có thể bị vẹo cổ do viêm màng não.

Triệu chứng trên gà bị tụ huyết trùng

Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà

Dùng MEBI-AMOXTIN AC với liều 1g/1 lít nước uống, dùng trong 5 ngày.

Hoặc TERRA-NEOCINE 2g/1 lít nước uống, dùng trong 5 ngày.

Bổ sung chất dinh dưỡng, chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà liên tục trong suốt quá trình điều trị bệnh, cho đến khi gà khỏi bệnh hoàn toàn.

Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà

Do vi khuẩn có sẵn trong môi trường nuôi nên bà con cần tránh tất cả các yếu tố gây stress cho đàn gà như thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn, nước uống, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi thông thoáng, mật độ nuôi không quá đông,…

Khi có thay đổi thời tiết, dùng 1 trong các sản phẩm kháng sinh TERRA-NEOCINE hoặc NORFLOX 20 hoặc MEBI-FLUMEQUINE 20% (dùng phòng bệnh trong 3 ngày, không được kéo dài 7 ngày) kết hợp với PARA CMULTI VITAMIN WS theo liều lượng trên nhãn sản phẩm.

Khi mua gà giống, bà con cần thực hiện cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn. Chú ý theo dõi gà để phát hiện bệnh nếu có.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại hàng tuần, làm sạch máng ăn, máng uống. Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch cho đàn gia cầm.

Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng MEBI-IODINE.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.