1. Tác nhân gây bệnh
Hội chứng giảm đẻ (EDS) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Adenovirus loại III gây ra. Virus này có khả năng tồn tại tốt trong môi trường và kháng lại nhiều yếu tố vật lý, hóa học thông thường.
2. Đối tượng mẫn cảm
Bệnh chủ yếu xảy ra trên gà mái đẻ trong giai đoạn từ 26 đến 35 tuần tuổi. Đặc biệt, gà hậu bị không được chủng ngừa EDS có nguy cơ nhiễm bệnh cao khi bắt đầu chu kỳ đẻ.
3. Đường truyền lây
-
Lây truyền dọc: Virus truyền từ gà bố mẹ sang gà con thông qua trứng đã nhiễm mầm bệnh.
-
Lây truyền ngang: Lây qua đường tiêu hóa do gà ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm virus hoặc tiếp xúc với dụng cụ chăn nuôi, chất thải, chuồng trại bị ô nhiễm.
4. Thời gian ủ bệnh và diễn biến
-
Thời gian ủ bệnh: 7 – 9 ngày.
-
Thời gian kéo dài triệu chứng: 6 – 12 tuần.
5. Triệu chứng lâm sàng
-
Biểu hiện ban đầu: Trứng giảm kích thước, vỏ trứng mất màu hoặc nhạt màu.
-
Sau đó: Xuất hiện trứng có vỏ mỏng, mềm hoặc không có vỏ cứng, hình dạng méo mó, bề mặt vỏ thô ráp, có lắng đọng canxi bất thường.
-
Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột từ 20 – 40%, có thể lên đến 50% trong trường hợp nặng.
-
Lòng trắng trứng loãng, tỷ lệ ấp nở giảm rõ rệt.
-
Gà ăn uống bình thường, tuy nhiên có thể có tiêu chảy tạm thời và mào gà nhợt nhạt ở khoảng 10 – 70% số cá thể nhiễm.

6. Bệnh tích
- Hội chứng giảm đẻ trên gà thường tác động trực tiếp lên buồng trứng và ống dẫn trứng còn các bệnh tích khác thường không rõ ràng:
- Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, teo nhỏ.

Quý khách hàng hãy nhấp vào link để xem thêm Giải pháp điều trị hội chứng giảm đẻ trên gà. Hãy gọi ngay hotline 1900 571 287 để được đội ngũ bác sỹ thú y của Mebipha tư vấn và hỗ trợ.