Bệnh Cầu Trùng
Bệnh cầu trùng trên gà là bệnh ký sinh trùng phổ biến xảy ra trên gà từ 10 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi. Bệnh có tỷ lệ chết không cao như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhưng rất hay bội nhiễm với bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh tiêu chảy gây thiệt hại kinh tế rất trầm trọng.
Đã ghi nhận được ít nhất khoảng 11 loài coccidia có thể gây bệnh cầu trùng trên gà.
nhưng gây bệnh cho gà chủ yếu ở 2 dạng là cầu trùng manh tràng do Eimeria tenella và cầu trùng ruột non do Eimeria necatrix.
Gà mắc bệnh chủ yếu do gà ăn phải các nang cầu trùng lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng . . . Do vậy việc thay chất độn chuồng thường xuyên và luôn giữ chuồng nuôi luôn khô thoáng là cần thiết.
Biểu hiện bệnh
Cầu trùng manh tràng: gà đi ỉa phân máu tươi, mào tích tái, gà xù lông, thường đứng tụm lại với nhau do gà bị thiếu máu. Mổ khám thấy manh tràng sưng to, bên trong có chứa nhiều máu.
Cầu trùng ruột non: gà thường ủ rũ, gầy còm, bỏ ăn, tiêu chảy phân sáp, màu máu cá. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non bị hoại tử, xuất huyết.
Phòng bệnh cầu trùng
- Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, chất độn chuồng phải luôn khô ráo, thay mới khi bị ẩm ướt.
- Dùng thuốc phòng cầu trùng bằng một trong những loại thuốc sau: MEBI-COX 2,5% hoặc MEBI-COX 5% S hoặc DICLACOX khi gà được 10 ngày tuổi, dùng 2 ngày liên tục nghỉ 10 ngày, dùng tiếp 2 ngày đến khi gà 50 ngày tuổi thì dừng lại.
Điều trị bệnh cầu trùng
- Dùng thuốc điều trị cầu trùng
- Cầu trùng manh tràng: MEBI-COX DSP3.
- Cầu trùng ruột non: dùng một trong những loại thuốc sau DICLACOX, MEBI-COX 2,5% hoặc MEBI-COX 5% S, AMPRO WS.
- Dùng thuốc cầu trùng trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày và lặp lại 2-3 ngày để hạn chế tái phát bệnh.
- Kết hợp VITAMIN K WS hoặc VITAMIN K ORAL để cầm máu, chống xuất huyết.
- Dùng thuốc bổ trợ gan thận HEPASOL B12 để giúp gà mau phục hồi.
- Dùng MEBI-ORGALYTE công thức 3 trong 1 bổ sung các chất điện giải, vitamin C, axit hữu cơ cho gà uống, giúp gà tăng sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.
Bệnh đầu đen
Nguyên nhân:
Do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở niêm mạc manh tràng và gan gây bệnh tích điển hình tại đây. Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà, gà tây nuôi chăn thả, bán chăn thả và một số loài chim. Bệnh thường xảy ra ở gà trên 2 tuần tuổi đến 4 tháng tuổi. Khi môi trường ô nhiễm, gà giai đoạn sinh sản nuôi chăn thả vẫn mắc bệnh.
Triệu chứng:
- Gà sốt cao, ăn kém, đi lại loạng choạng, chân run.
- Xù lông toàn thân.
- Tiêu chảy phân màu vàng lẫn máu.
- Đầu gà bị tím tái.
- Có dấu hiệu chán ăn, còi cọc.
- Bệnh tích:
Gan hoại tử, bề mặt hay bị lõm xuống hinh hoa cúc rất điển hình.
Manh tràng sưng to, bên trong có kén.
3. Phòng bệnh:
– Không nuôi chung gà với gà Tây.
– Tẩy giun sán cho gà bằng FENBEN ORAL khi gà được 4-5 tuần tuổi. Định kỳ 2 tháng nên nhắc lại 1 lần. Sản phẩm này rất an toàn, dùng được cho cả gà đẻ.
– Bắt đầu từ 20 ngày tuổi trở đi, định kì 20 ngày dùng VIP-MONO COX 2-3 ngày để phòng bệnh. Sản phẩm an toàn, hạn chế đắng, dễ uống.
– Sát trùng chuồng trại định kỳ, đồng thời định kì hàng tháng nên rắc vôi ở bãi chăn thả và khu vực chuồng trại chăn nuôi nhằm diệt trung gian truyền bệnh giun kim và giun đất.
4. Điều trị bệnh:
- Hạ sốt ngay cho đàn gà bằng PARA C HÀM LƯỢNG CAO có tác dụng hạ sốt nhanh chóng, giúp gà mau tỉnh.
- Dùng thuốc điều trị bệnh VIP-MONO COX với liều 1ml/10kg TT.
- Dùng cấp cứu gan thận AMINO PHOSPHORIC với liều 1g/10kg TT để giải độc gan, phục hồi chức năng gan.
Điều trị liên tục trong 3-5 ngày.
Bệnh ký sinh máu
Nguyên nhân.
Do một chủng loại đơn bào ký sinh trong máu có tên là Leucocytozoon-cauleri gây ra. Đường lây nhiễm thông qua các tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩn… Khi muỗi đốt, hút máu của gà hoặc các loài gia cầm bệnh khác sẽ giúp cho đơn bào của ký sinh trùng truyền vào trong máu gà khỏe. Đơn bào phát triển và trở thành ký sinh trùng trong hồng cầu. Nhờ có khả năng sinh sản vô tính, ký sinh trùng phá hủy hồng cầu và bạch cầu sau đó di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác của gà gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm.
Triệu chứng.
– Thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 – 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khỏe của gà.
– Gà bị sốt cao, hay rùng mình, ít đi lại, mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, gầy, mào tích nhợt nhạt, trở nên trắng bệch sau nhiều ngày.
– Gà hay bị mất thăng bằng, thở nhanh và có tình trạng thiếu máu.
– Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương.
– Ngoài ra một số con gà nhiễm bệnh có hiện tượng chảy máu mồm.
Bệnh tích.
– Trên xác đặc biệt là ngực và chân thấy nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.
– Xuất huyết thành vết chấm tròn trong các cơ quan nội tạng gà như gan, tụy, thận,…
– Xuất huyết bên ngoài với biểu hiện như: xuất hiện lấm tấm trên phần cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh của gà bệnh.
– Máu gà nhiễm bệnh thường loãng và rất khó đông, thậm chí là không đông lại được.
– Khi ký sinh trùng phát triển, di chuyển qua các cơ quan nội tạng khác nhau còn gây ra hiện tượng nội tạng như: gan, thận, lách, sưng to, biến dạng, mủn nát và dễ vỡ, có một số trường hợp ta sẽ thấy gan đen…
– Ruột, dạ dày chứa nhiều phân màu xanh lá cây. Gà bị bệnh lâu ngày thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng như hạt gạo rải rác ở tụy.
Phòng bệnh và điều trị bệnh
– Bệnh lây qua gà thông qua hoạt động hút máu của muỗi, dĩn nên cần phải luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, phun thuốc diệt muỗi.
– Luôn quan sát tình trạng sức khỏe của gà, có biện pháp chăm sóc hợp lý, nâng cao sức khỏe, phát hiện bệnh, xử lý kịp thời..
– Bổ sung các chất trợ sức như chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, giải độc gan thận…
– Điều trị bệnh với công thức của Mebipha:
- Hạ sốt ngay cho đàn gà bằng PARA C HÀM LƯỢNG CAO có tác dụng hạ sốt nhanh chóng, giúp gà mau tỉnh.
- Kết hợp VITAMIN K WS hoặc VITAMIN K ORAL để cầm máu, chống xuất huyết.
- Dùng thuốc điều trị bệnh VIP-MONO COX với liều 1ml/10kg TT.
- Dùng cấp cứu gan thận AMINO PHOSPHORIC với liều 1g/10kg TT hoặc HEPASOL B12 (1ml/10kg TT) để giải độc gan, phục hồi chức năng gan. Điều trị liên tục trong 3-5 ngày.
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.