Nguyên nhân Heo mẹ cắn con, không cho bú và giải pháp khắc phục

Hiện tượng heo mẹ cắn con hoặc không cho bú sau khi sinh đang ngày càng phổ biến trong chăn nuôi hiện đại. Nếu không được xử lý kịp thời và hiệu quả, tình trạng này có thể khiến 30–40% số heo con bị thương hoặc chết, gây kiệt sức, tiêu chảy, dẫn đến tổn thất kinh tế nghiêm trọng.


Nguyên nhân

Hiện tượng này có thể xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn chửa kỳ II và nuôi con.

  • Viêm vú, sốt sữa, tắc tia sữa.

  • Heo con gây đau khi bú do răng nanh sắc chưa được cắt đúng cách.

  • Heo mẹ bị stress, kích động mạnh.

  • Ghép đàn không đúng kỹ thuật.

    Heo mẹ không cho con bú, cắn con

Biện pháp khắc phục

1. Đảm bảo dinh dưỡng và ổn định tâm lý heo mẹ

  • Cung cấp khẩu phần ăn giàu protein, vitamin và khoáng chất.

  • Bổ sung MEBI-ADE, CANXI-BIOTIN vào thức ăn để tăng hấp thu dưỡng chất và kích sữa.

  • Không cho heo mẹ ăn nhau thai hoặc thịt sống, tránh hình thành phản xạ ăn thịt.

  • Dùng cồn 70° hoặc rượu mạnh (>45°) nhỏ vào tai (2ml/lần x 2 bên tai) để gây khó chịu, giúp giảm hành vi cắn con do heo mẹ phải lắc đầu liên tục trong 8–12 giờ.

2. Xử lý tình huống ghép đàn

  • Khi ghép heo con từ đàn khác, cần đồng hóa mùi hương: dùng rượu, dầu tây, nước tỏi hoặc nước lá trầu không xịt đều lên toàn bộ heo con để heo mẹ không phân biệt con lạ.

  • Lựa chọn heo con khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng để tránh lây bệnh.

  • Cho heo con bú sữa đầu hoặc bú các vú căng sữa ngay sau khi ghép đàn để nhanh chóng thích nghi.

Heo mẹ cho con bú bình thường sau khi ghép đàn

3. Điều trị các bệnh lý tuyến vú

  • Tách heo con ra bú sữa vắt tay hoặc sữa thay thế MEJILAC – giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ổn định tiêu hóa, tăng đề kháng.

Heo mẹ viêm vú, tắc tia sữa

 

  • Cắt nanh cho heo con đúng kỹ thuật để tránh gây tổn thương đầu vú.

  • Xoa bóp tuyến vú bằng khăn ấm hoặc dầu nóng 10–15 phút mỗi ngày.

  • Tiêm thuốc hỗ trợ:

    • OXYTOCIN INJ (2–3 ml) – kích thích tiết sữa (dùng 1 lần).

    • PARA C 15% (1 ml/10 kg TT) hoặc KETOFEN INJ (1 ml/15 kg TT) – hạ sốt, giảm đau, kháng viêm (3–5 ngày).

    • GENTAMOX LA (1 ml/15 kg TT) – điều trị viêm vú (3–5 ngày).

4. Tăng cường sức đề kháng cho heo con

  • Cho uống IMMUNO ONE S (1ml/con) trong 2 ngày đầu sau sinh để tăng miễn dịch.

  • Tiêm sắt MEBI-DEXTRAN INJ vào ngày thứ 3–5 để phòng thiếu máu, thúc đẩy tăng trưởng.

  • Tiêm vaccine đúng lịch (phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng…) để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Việc thực hiện các biện pháp khắc phục trên sẽ giúp ổn định tình trạng heo mẹ và heo con, giảm thiểu thiệt hại do hành vi cắn con, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Hãy gọi ngay hotline 1900 571 287 để được đội ngũ bác sỹ thú y của Mebipha tư vấn và hỗ trợ.