Bệnh Cúm Gia Cầm Vào Mùa Mưa: Cách Phòng Bệnh

Mùa mưa là thời điểm lý tưởng cho sự phát triển và lây lan của bệnh cúm gia cầm. Độ ẩm cao và điều kiện thời tiết ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, gây nguy hiểm cho đàn gia cầm và có thể lây sang con người. Việc không kiểm soát tốt dịch bệnh có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Bạn có biết rằng một đợt bùng phát cúm gia cầm có thể quét sạch toàn bộ đàn gia cầm của bạn chỉ trong vài ngày? Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn đe dọa sức khỏe của gia đình và cộng đồng xung quanh. Những hình ảnh về những con gà, vịt bị bệnh, chết hàng loạt có thể khiến bạn lo lắng và bất an. Đừng để điều này xảy ra tệ hại.

Để bảo vệ đàn gia cầm của bạn khỏi bệnh cúm gia cầm trong mùa mưa, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin và thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp tốt nhất nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn… để bảo vệ đàn gia cầm an toàn dịch bệnh.

1.Tiêm phòng: Để phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng là giải pháp hiệu quả nhất tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia cầm. Đối với gia cầm khai thác trứng, khi thả nuôi vào chuồng khoảng 15 ngày tuổi, cần tiến hành tiêm vắc-xin phòng cúm A H5N1 mũi đầu tiên, sau đó, cứ 06 tháng tiêm nhắc lại. Đối với gia cầm thịt, chỉ cần tiêm một mũi lúc 15 ngày tuổi cho đến khi xuất bán. Đối với vịt, cần tiêm vắc-xin cúm A H5N1 mũi thứ nhất lúc 15 ngày tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 28 ngày tuổi. Ngoài ra người chăn nuôi gia cầm cần tiêm vắc-xin phòng các bệnh thường gặp như: Cúm H9N2 gây giảm tỷ lệ đẻ trên gà đẻ trứng, bệnh cầu trùng, bệnh viêm khí quản truyền nhiễm…

2. Chỉ chọn mua gia cầm ở những cơ sở giống tốt, đảm bảo không có bệnh.

3. Không nhốt chung gia cầm mới mua về với gia cầm khoẻ đang nuôi, cần cách ly nuôi riêng trong vòng 21 ngày.

4. Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên.

5. Đảm bảo chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi luôn luôn sạch và khô ráo.

6. Thức ăn, nước uống sạch sẽ.

7. Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi.

8. Có biện pháp ngăn ngừa, không nuôi chung nhiều loại gia cầm hoặc gia cầm nhiều lứa tuổi trong cùng khu vực hoặc tiếp xúc với bồ câu, chim trời…

9. Thường xuyên thải loại những gia cầm ốm, yếu ra khỏi đàn.

10. Thường xuyên sát trùng chuồng gia cầm và khu vực thả gia cầm

Phương pháp điều trị cúm gia cầm:

Cúm gia cầm là dịch bệnh chưa có thuốc đặc trị và nằm trong chương trình phòng bệnh cấp quốc gia. Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, bà con cần thực hiện tiêu hủy cả đàn theo hướng dẫn của cơ quan thú y trước khi dịch bùng phát mạnh có thể lây lan sang người.

Hãy luôn theo dõi tình hình hoặc liên hệ Mebipha theo hotline: 1900 571 527 để được tư vấn bởi Bác sĩ thú y để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất kinh doanh tốt nhất nhé. Chúc bà con chăn nuôi thành công.