Mùa mưa bão đến gần, nỗi lo về việc bảo vệ đàn vật nuôi trước những cơn mưa lớn, gió giật mạnh luôn là nỗi ám ảnh của người chăn nuôi. Chuồng trại không đảm bảo sẽ gây ra nhiều thiệt hại, từ việc vật nuôi bị ốm đau, chết hàng loạt đến việc mất mát về kinh tế. Vậy làm thế nào để xây dựng một chuồng trại vững chắc, có thể chống chịu được mọi khắc nghiệt của thời tiết?
Chuồng trại không an toàn không chỉ gây ra những thiệt hại trực tiếp mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lâu dài. Vật nuôi sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu vệ sinh dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và giảm năng suất. Việc đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố là một giải pháp lâu dài và hiệu quả để bảo vệ đàn vật nuôi của bạn.
1. Chọn vị trí xây dựng:
- Đất cao, ráo: Nên chọn vị trí đất cao, thoát nước tốt để tránh ngập úng khi mưa lớn.
- Xa khu vực trũng, sông ngòi: Tránh xây dựng chuồng trại chăn nuôi gần các khu vực dễ bị ngập lụt, sạt lở. Không làm chuồng trại gần bờ sông, bờ suối, ta luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
- Hướng chuồng: Nên xây dựng chuồng theo hướng Đông Nam để tận dụng ánh nắng mặt trời, giúp chuồng trại luôn khô ráo và thoáng mát.
2. Thiết kế chuồng trại:
- Mái chuồng: Mái chuồng nên được thiết kế dốc để nước mưa thoát nhanh, tránh đọng nước gây ẩm mốc. Lắp đặt thêm hệ thống mái hiên, rèm che để che chắn không cho nước mưa tạt vào chuồng nuôi. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì giằng lên mái cái loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra.
- Cột, kèo: Sử dụng vật liệu chắc chắn như bê tông, thép để làm cột, kèo.
- Tường: Tường chuồng nên được xây bằng gạch hoặc bê tông, trát vữa kỹ để chống thấm.
- Sàn: Sàn chuồng nên được làm bằng bê tông hoặc gạch, có độ dốc nhẹ để dễ dàng vệ sinh và thoát nước. Ở những vùng thấp trũng, sàn chuồng phải tôn cao hơn so với so với bên ngoài 30-40cm để tránh ngập úng và phải có phương án di dời đàn vật nuôi lên nơi cao ráo. Đối với nuôi gà, bà con nên làm thêm hệ thống sàn phòng khi nước mưa dâng cao, nền chuồng bị ngập thì cho gà lên sàn, mặt sàn cần có các khe hở khoảng 1cm để lọt được phân thải xuống nền tránh gây kẹt, đọng lại phân trên sàn gây ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh.
3. Gia cố chuồng trại:
- Trước mùa mưa bão: Kiểm tra và sửa chữa các bộ phận hư hỏng của chuồng trại.
- Chằng chống: Chằng chống các cột, kèo, mái để tăng cường độ vững chắc.
- Che chắn: Sử dụng bạt hoặc các vật liệu khác để che chắn các khe hở, tránh gió lùa và mưa tạt.
4. Chuẩn bị trước khi có bão:
- Dọn dẹp kho chứa thức ăn, thuốc thú y: Kiểm tra hệ thống giá kê, cửa sổ, mái che, đảm bảo không bị ngập nước khi có mưa lớn. Kho chứa cần có diện tích phù hợp để đảm bảo đủ thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm khi có sự cố thiên tai.
- Dự trữ thức ăn, nước uống: Chuẩn bị đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi trong thời gian dài.
- Di dời vật nuôi: Nếu chuồng trại có nguy cơ bị ngập, cần di dời vật nuôi đến nơi an toàn.
5. Các biện pháp khác:
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên: Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo để tránh vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, cần khơi thông cống rãnh, tu sữa đường ống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải cần phải che chắn và thoát nước tốt không để ô nhiễm ra môi trường.
- Hố sát trùng: Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và xung quanh 1-2 lần/tuần.
- Lắp đặt hệ thống phát điện: đối với các trang trại cần đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho hệ thống chăn nuôi khi có sự cố mất điện.
- Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải): phải xa chuồng nuôi, đặt cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện…
Việc xây dựng một chuồng trại an toàn là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ đàn vật nuôi và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Bằng cách áp dụng các biện pháp trên, nhà chăn nuôi hoàn toàn có thể xây dựng được một chuồng trại vững chắc, an toàn để có thể chống chịu được mọi khắc nghiệt của thời tiết.