Cúm lợn – kẻ thù số một của người chăn nuôi
Bệnh cúm lợn là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với đàn lợn, gây ra tỷ lệ chết cao, đặc biệt ở lợn con. Vi rút cúm lợn lây lan nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nông dân.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh cúm lợn:
- Sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi
- Ho do viêm phế quản – viêm phổi, hắt hơi, chảy nước mũi
- Khó thở và thở nhanh
- Phần da mềm có những mảng phát ban đỏ ở tai, chân, mõm.
- Suy giảm sức đề kháng
- Sảy thai ở lợn nái mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Cúm có thể được mang vào trại bởi:
- Những người bị nhiễm bệnh.
- Heo mang trùng.
- Các loài chim, chủ yếu là thủy cầm là vật chủ tích trữ của mầm bệnh.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp.
- Các bệnh đồng nhiễm PRRS.
- Biến động nhiệt độ.
- Stress.
- Vật liệu lót sàn và sàn ẩm.
- Môi trường không thích hợp và hệ thống thông thoáng không tốt làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tại sao bệnh cúm lợn lại nguy hiểm đến vậy?
- Tỷ lệ chết cao: Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cúm lợn có thể gây tử vong lên tới 100% ở lợn con.
- Lây lan nhanh: Vi rút cúm lợn lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp, gây ảnh hưởng đến toàn bộ đàn lợn trong thời gian ngắn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng thịt: Lợn mắc bệnh cúm thường bị giảm cân, thịt kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thiệt hại kinh tế: Bệnh cúm lợn gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi, từ chi phí điều trị đến tổn thất do lợn chết.
Phòng bệnh và điều trị
Bệnh cúm lợn do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bà con cần áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm trùng thứ phát cho lợn khi dịch cúm xảy ra:
- Cách ly chuồng có lợn bị cúm với các chuồng khác, không di chuyển lợn ra khỏi chuồng, tiến hành bao vây, phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng bằng MEBI-IODINE hoặc CLEAR.
- Cho lợn uống đủ nước, pha vào nước uống MEBI-ORGALYTE, BCOMPLEX C giúp giải nhiệt, nâng sức đề kháng và kích thích thèm ăn cho lợn.
- Cho lợn ăn thức ăn dễ tiêu, tăng cường rau xanh.
- Kiểm soát viêm phổi do vi khuẩn thứ phát, giảm tỉ lệ chết bằng kháng sinh cho cả đàn lợn trong chuồng: trộn TIAMULIN 10% 1kg/250kg thức ăn hoặc GENTADOX 1kg/1 tấn thức ăn cho lợn ăn trong 5-7 ngày. Nếu bệnh nặng dùng kháng sinh tiêm MEBI-SONE 48 để chống nhiễm trùng thứ phát đường hô hấp và tiêu hóa với liều 1ml/15kg thể trọng, tiêm 1 mũi trong 48h.
Tiamulin – Đặc trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá trên heo
Mebi Sone 48 – Đặc trị viêm phổi, phó thương hàn
- Sử dụng thuốc kháng viêm để giảm thiểu tổn thương hệ hô hấp: tiêm ALPHA-TRYPSIN 1ml/15kg thể trọng.
Bà con cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh:
- Không nuôi các lứa tuổi lợn khác nhau chung cùng một chuồng hoặc trong một khu vực với một số loài gia cầm và chim hoang khác.
- Lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Vệ sinh chuồng trại và khu vực chuồng nuôi: thường xuyên quét dọn, khơi thông hệ thống cống rãnh, hệ thống thoát nước
- Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng.
- Nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đảm bảo thức ăn đầy đủ và chất lượng. Tăng cường bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, các loại thuốc bổ trợ như: MULTI-GLUCAN, BCOMPLEX C.
Bcomplex C – Tăng khả năng tiêu hoá thức ăn cho gia súc, gia cầm
- Thực hiện nghiêm việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy trình để tránh tình trạng khi lợn bị mắc bệnh cúm sẽ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.
- Khi phát hiện lợn nghi mắc bệnh thì báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương.
- Người chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu huỷ lợn bệnh hoặc khi tiếp xúc với lợn cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như khẩu trang, ủng, găng tay, kính, quần áo bảo hộ. Sau khi tiếp xúc cần vệ sinh tiêu động khử trùng, rửa chân, tay bằng nước xà phòng đề phòng mầm bệnh lây sang người.