Vịt là một trong những gia cầm được nuôi nhiều tại nước ta chỉ đứng sau gà. Chăn nuôi vịt cũng rất đơn giản và có thể chăn thả tự do tại các cánh đồng lớn. Hôm nay Mebipha sẽ cùng bà con chăn nuôi vịt tìm hiểu về bệnh dịch tả vịt. Một trong những căn bệnh gây ra thiệt hại lớn, làm giảm sản lượng trứng nếu như không được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân vịt bị dịch tả
Bệnh dịch tả vịt do virus thuộc nhóm Herpes trong họ Alphahen pesvivinae gây ra trên vịt. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tử vong cao cho vịt, ngan và ngỗng. Bệnh có triệu chứng chung là sốt cao, sưng đầu, chảy nước mắt, chân mềm yếu, bại liệt, bụng tích dịch, tiêu chảy phân trắng, xanh, vàng. Virus được chia làm 3 nhóm: độc lực rất cao, độc lực trung bình và ít độc.
Vịt khoẻ lây bệnh trực tiếp khi tiếp xúc với vịt bệnh hoặc qua phân, chất nhầy tiết ra ở mũi, miệng. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi của vịt, từ 7 ngày tuổi đến lúc trưởng thành và có thể tái nhiễm. Dịch tả thường xuất hiện vào mùa hè và thường ghép với bệnh viêm hoại tử gan làm vịt chết nhanh và nhiều. Bệnh gây ra tỷ lệ chết từ 30-90%, gây thiệt hại rất lớn cho bà con chăn nuôi.
Triệu chứng trên vịt
Triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo độc lực của virus, tuổi, giống và sức đề kháng của cơ thể vịt.
Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
Ban đầu vịt có triệu chứng bỏ ăn, ít vận động và không muốn xuống nước. Mí mắt sưng, dính; niêm mạc mắt đỏ; có tiếng thở khò khè; chảy nước mũi; khát nước, xù lông. Vùng đầu, cổ bị sưng, khi sờ thấy mềm, hầu và cổ cũng có thể bị sưng do tổ chức dưới da bị phù thũng.
Sau 2 – 3 ngày bị bệnh, vịt uống nhiều nước, sau 3 – 4 ngày thấy vịt tiêu chảy nhiều, phân loãng, màu trắng, mùi hôi thối, phân dính bết ở hậu môn. Vịt gầy, hai chân bị liệt, cánh bị liệt sệ xuống. Vịt chết chảy máu ở các lỗ tự nhiên. Sau khi xuất hiện triệu chứng, con vật chết trong vòng 1 – 5 ngày, vịt chết nhanh, đột ngột, tỷ lệ chết 5 – 100%; tỷ lệ đẻ giảm 25 – 40%; vịt trống bị sa dịch hoàn.
Bệnh tích của dịch tả
– Xác vịt gầy. Dưới da bụng, lưng, da đầu xuất huyết giống nốt muỗi đốt.
– Niêm mạc thực quản viêm, xuất huyết, có vết loét.
– Dạ dày tuyến xuất huyết có chất nhầy như mủ.
– Niêm mạc ruột viêm loét.
– Gan sưng tụ máu, có điểm hoại tử trắng to bằng đầu đinh ghim, mật sưng.
– Xoang bao tim tích nước, phổi sưng.
– Xoang bụng có dịch thẩm xuất màu vàng.
Phác đồ điều trị cho vịt
Hiện không có thuốc chữa trị đặc hiệu. Khi đàn vịt bị bệnh, cần phải tiến hành nuôi nhốt để cách ly mầm bệnh; thu gom, tiêu hủy ngay các con vịt ốm, chết; tiến hành vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để ủ hoặc chôn; phun thuốc sát trùng chuồng trại, tẩy uế, sát trùng toàn bộ dụng cụ chăn nuôi; báo cho cơ quan thú y địa phương để biết các biện pháp phòng chống.
Khi đàn vịt bị bệnh, có thể can thiệp vaccine trực tiếp vào ổ dịch với liều theo đúng liều hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 7 – 8 ngày những con vịt mang mầm bệnh sẽ chết, những con chưa nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch có khả năng chống lại bệnh.
Những con vịt qua khỏi chỉ nuôi làm vịt thịt, không dùng làm giống. Đồng thời bổ sung đường Gluco, điện giải, vitamin, men tiêu hóa, bổ gan nhằm tăng khả năng đào thải chất độc và tăng sức đề kháng cho vịt nuôi.
Phòng bệnh kế phát và nâng cao đề kháng cho vịt sau 1 ngày tiêm vaccine:
+ Cho uống MEBI-AMPICOLI với liều 1g/10kg thể trọng hoặc 1g/1 lít nước uống, dùng liên tục 3-4 ngày.
+ Nâng cao đề kháng: Dùng BCOMPLEX C liều 1g/3-3,5 lít nước uống kết hợp ATP SORBITOL B12 liều 1g/ 1 lít nước, dùng trong 5-7 ngày.
Biện pháp phòng bệnh dịch tả vịt
Bà con chăn nuôi vịt ở những khu vực chưa có dịch thì tốt nhất nên tự sản xuất con giống cho bản thân. Thực hiện đảm bảo thức ăn, chuồng nuôi, nguồn thức ăn, bãi chăn an toàn. Không được chăn thả vịt ở những nơi đã có dịch bùng phát.
Xây dựng chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát; diện tích chuồng nuôi phải phù hợp; phải có chuồng nuôi cách ly đàn vịt mới nuôi hoặc đàn vịt ốm.
Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chuồng nuôi; định kỳ tiến hành sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, ngâm dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng.
Chăm sóc nuôi dưỡng, cho vịt ăn, uống đầy đủ đảm bảo chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hoá, khoáng chất, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt bằng các sản phẩm như: LACTOZYME, ELECTROLYTES, β-GLUCAN (dùng trước và sau khi chủng vaccine).
Thực hiện tiêm Vaccine phòng bệnh cho vịt:
– Ở những nơi ít bị dịch, vịt nuôi thịt tiêm 1 lần ngay khi vịt mới nở.
– Với vịt đẻ và vịt giống cần tiêm nhắc lại sau 45 ngày và sau mỗi 6 tháng tái chủng một lần trước khi vịt vào vụ đẻ.
Mong bài viết này sẽ giúp ích cho bà con chăn nuôi có thêm kiến thức và phòng trị bệnh dịch tả vịt hiệu quả hơn.
Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.
Bộ phận nghiên cứu phát triển.
Công ty TNHH SX TM Mebipha.