Úm gà sao cho chuẩn, đạt hiệu quả cao

Úm gà con (gà 1-28 ngày tuổi) là một khâu rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi gà, nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đàn gà sau này. Trong giai đoạn này, gà rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống do thân nhiệt chưa ổn định, chức năng của nhiều cơ quan chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, trong khi đó tốc độ sinh trưởng lại nhanh. Vì vậy, để việc úm gà đạt hiệu quả cao, bà con chăn nuôi có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Úm gà con

Yêu cầu về thiết bị, công cụ để úm gà con

Bà con chăn nuôi gà khi úm gà con cần chuẩn bị các thiết bị, công cụ để có thể thực hiện việc úm gà chuẩn. Hạn chế thiệt hại về gà, đảm bảo quá trình phát triển của gà con.

Quây úm

Quây úm hay còn gọi là chuồng úm, lồng úm là thiết bị không thể thiếu trong quá trình úm gà ở quy mô vừa và nhỏ. Quây úm sẽ được lắp đặt, chia ra thành từng khu riêng biệt để úm gà. Với yêu cầu quây úm phải ấm vào đông và thoáng mát, khô ráo vào mùa hè. Che chắn được gió mưa, đảm bảo không có gió lùa, mưa tạt vào quây úm.

Bà con chăn nuôi có thể sử dụng các vật liệu khác nhau để làm quây úm như tre, nứa, bìa cứng, vải bạt, thùng giấy… Quây thành từng ô, có chiều cao khoảng từ 45 – 50 cm, đường kính từ 1,5 – 2 m, dùng để úm 120 – 200 con gà con. Dựa vào số lượng gà con mà bà con có thể chia thành từng lô nuôi. Lô nhỏ nuôi khoảng 40 – 50 con, lô lớn nuôi khoảng 250 – 400 con.

Thiết bị sưởi ấm

Để đảm bảo cung cấp đủ nhiệt sưởi ấm cho gà con thì thiết bị sưởi ấm là không thế thiếu. Nhiều bà con hiện nay chọn sử dụng bóng đèn dây tóc hoặc bóng đèn hồng ngoại để úm gà con. Đèn hồng ngoại công suất 100W là thiết bị hữu hiệu trong quá trình úm gà con. Bóng đèn hồng ngoại tạo ra nguồn nhiệt lượng an toàn và ổn định cho chuồng nuôi. Bên cạnh đó, tia hồng ngoại giúp tiêu diệt vi khuẩn và kích thích khả năng tăng trưởng của gà con.

Khoảng cách treo đèn úm sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và biểu hiện trên gà con trong lồng úm.

Ngoài bóng đèn dây tóc và hồng ngoại, thì bà con còn có thể sử dụng máy sưởi dầu để sưởi ấm cho gà con. Máy sưởi dầu cho công suất lớn, làm ấm nhanh mà không khô da, an toàn cho vật nuôi và đảm bảo môi trường.

Đảm bảo nhiệt độ cho gà úm
Chọn chất độn chuồng

Bà con chăn nuôi có thể dùng trấu, mùn cưa, dăm bào tạo chất độn chuồng. Trước khi sử dụng chất độn chuồng phải được phơi khô, khử trùng bằng formol trước 72 tiếng. Sau đó tiến hành mang vào rải trong lồng úm trước 12 tiếng khi thả gà con. Độ dày của chất độn phù hợp từ sẽ 10 – 15cm.

Chọn máng ăn, máng uống phù hợp

Gà khi mới nở thường rất nhạy cảm nên việc lựa chọn máng ăn, máng uống và cách bố trí sao cho hợp lý cực kỳ quan trọng. Vị trí khi đặt máng thường sẽ là xen kẽ trong lồng úm và đặt ở những nơi thuận tiện cho gà con ăn, uống.

Kỹ thuật úm gà con

Kỹ thuật trong việc úm gà con bao gồm mật độ nuôi, độ ẩm, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng sẽ quyết định trực tiếp đến đàn gà con trong quá trình nuôi úm có hiệu quả không. Nếu không được quản lý và duy trì hợp lý thì có thể trọng lượng xuất chuồng thấp, gà không đồng đều, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn, cắn mổ nhau, gà con bị stress và tăng tỷ lệ chết.

Kỹ thuận úm gà hiệu quả
Thời gian chiếu sáng

Để duy trì nhiệt độ trong quầy úm luôn ổn định và giúp gà phát triển tốt thì thời gian chiếu sáng vô cùng quan trọng. Ánh sáng được cung cấp đủ sẽ giúp cho gà ăn nhiều hơn, kích thích sự phát triển của cơ thể và tăng sức đề kháng của gà.

Về quy chuẩn thời gian chiếu sáng cho gà thì cần xem xét chuồng nuôi kín hay hở, mùa hè hay mùa đông. Bạn có thể tham khảo trong bảng sau:

Ngày tuổi Thời gián chiếu sáng (giờ/ngày đêm) Cường độ
W/m2 chuồng Lú/m2 chuồng
1-3 24 3 20-40
4-7 16 3 20-40
8-10 14 2 20
11-13 11 2 10
14-140 8 1 10

Khi gà lớn hơn nên cho gà làm quen với ánh sáng tự nhiên, thường vào mùa hè thì sau 14 ngày thì đã có thể bỏ quây úm để gà đi lại, ăn uống tự do trong chuồng nuôi.

Mật độ nuôi

Diện tích chuồng quây úm gà con phụ thuộc vào mật độ và quy mô của đàn gà. Một chuồng úm quy chuẩn với mật độ gà khoảng 30 con/m2. Dưới đây là một số liệu tham khảo từ thực tiễn kỹ thuật úm gà:

Tuổi (tuần) Mật độ tối thiểu (con/m2) Mật độ tối đa (con/m2)
1 30 – 35 40 – 45
2 25 – 30 35 – 40
3 20 – 25 30 – 35
4 10 – 15 20 – 30

 

Nhiệt độ úm và độ ẩm

Tùy theo mùa nắng nóng hay mùa lạnh mà điều chỉnh nhiệt độ úm sao cho phù hợp.

Tuổi (ngày) Nhiệt độ trong chuồng úm (độ C)
1 – 5 33 – 35
6 – 10 31 – 33
11 – 15 30 – 32
16 – 20 29 – 31
21 – 35 27 – 29

Trong quá trình úm gà con, hàng ngày bà con cần quan sát trạng thái thay đổi của gà con khi úm để điều chỉnh nhiệt độ đèn sưởi phù hợp:

  • Nếu đàn gà con đi lại và ăn uống bình thường ở trong chuồng úm thì nhiệt độ vừa phải, không cần điều chỉnh.
  • Nếu đàn gà con tụm lại một góc ở phía cuối chuồng úm thì trong chuồng đang có gió lùa, bà con cần kiểm tra và che chắn lại, đặc biệt là mùa đông.
  • Thiếu nhiệt: đàn gà con tụm hết lại phía dưới bóng đèn, kêu chiếp chiếp liên tục, không đến máng ăn máng uống. Lúc này, bà con cần hạ thấp đèn sưởi để cung cấp đủ nhiệt.
  • Thừa nhiệt: đàn gà con sẽ tản ra xung quanh đèn, nằm xã cánh, há miệng thở, kiêu nhiều, uống nhiều nước. Lúc này cần treo cao chụp sưởi lên.

Đối với độ ẩm, lớp lót đảm bảo tiêu chuẩn sẽ giúp cải thiện và duy trì thân nhiệt cho đàn gà tốt nhất. Môi trường quá ẩm dễ gây nấm mốc và vi khuẩn. Môi trường khô lại ảnh hưởng đến hệ hô hấp của gà.

Độ ẩm được theo dõi bằng nhiệt kế chuyên dụng. Bạn nên lắp cố định trong chuồng để tiện theo dõi. Độ ẩm nên được giữ ổn định ở mức 60-75% trong suốt 4 tuần đầu của quy trình úm gà.

Yêu cầu dinh dưỡng, phòng bệnh và chăm sóc

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình úm thì yêu cầu về dinh dưỡng và chăm sóc là vô cùng cần thiết. Điều này đảm bảo gà khỏe mạnh, phát triển đồng đều và tăng khả năng thích ứng môi trường.

Việc duy trì dinh dưỡng tốt cho gà con cũng là vấn đề quan trọng. Đây là thời điểm cần bổ sung các axit amin như lysin, methionin, vitamin A. Những dưỡng chất này có vai trò cân bằng hệ tiêu hoá và đáp ứng mức độ sinh trưởng cao của gà con. Nhu cầu dinh dưỡng trong 28 ngày đầu đời của đàn gà vô cùng lớn. Cơ thể gà con chưa tự mình sản sinh ra các vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tuần hoàn, tiêu hoá. Chính vì vậy, bà con cần bổ sung những chất dinh dưỡng này vào chế độ ăn trong quá trình úm gà.

Thức ăn, nước uống

Thức ăn cho gà con mới nở bà con nên cho ăn các loại thức ăn công nghiệp được bán trên thị trường để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gà con. Không nên cho gà con ăn ngay sau khi mới nở mà phải đợi khoảng 12 giờ sau mới cho ăn. Trước đó chỉ nên cho gà uống nước là đủ.

Nên cho gà con ăn 2 giờ mỗi lần, mỗi lần chỉ cho ăn một lượng thức ăn vừa phải và khi hết thức ăn mới cho ăn tiếp để kích thích sự thèm ăn của gà con.

Nước uống cho gà con mới nở cũng rất quan trọng. Nước uống giúp gà con tiêu hóa tốt và kích thích sự thèm ăn của gà con. Máng nước cần được vệ sinh 1-2 lần/ ngày để đảm bảo nước uống cho gà con luôn sạch. Nước uống cho gà con mới nở sẽ được pha thêm vitamin và glucose để giúp gà tăng sức đề kháng và phòng chống được các bệnh thường gặp như thương hàn, tiêu chảy,…

Phòng bệnh cho gà con

Trong giai đoạn úm gà con, việc phòng bệnh cũng rất cần thiết. Bà con có thể tham khảo bảng dưới đây để biết lịch tiêm vaccine cụ thể cho gà con:

Ngày tuổi Tiêm phòng
1 Tiêm vaccine phòng bệnh Marek
3 – 5 Nhỏ mắt hoặc cho uống vaccine phòng bệnh Dịch tả gà (Newcastle) và viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
7 Tiêm vaccine phòng bệnh đậu gà
10 Nhỏ miệng hoặc cho uống vaccine phòng bệnh Gumboro
21 Tiêm lại vaccine dịch tả gà (Newcastle)
24 Chủng lại vaccine Gumboro

 

Gà con khi úm rất dễ bị động vật khác tấn công như chó, mèo, chuột, chim hoang,… Nên bà con cần theo dõi gà con hằng ngày, kịp thời phát hiện biểu hiện lạ của gà con để cách ly và xử lý. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi, phát quang bụi rậm xung quanh. Tránh nước đọng xung quanh khu vực nuôi sau cơn mưa.

Úm gà con
Cách chăm sóc gà con

Tối thiểu một tuần trước khi đưa gà về bà con cần làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại, dùng các loại thuốc sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phun sát trùng nền chuồng, tường chuồng nhằm tiêu diệt mầm bệnh phát sinh từ các lứa nuôi trước, đặc biệt các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như cầu trùng, thương hàn gà,…

Gà mới bắt về nên cho nhịn ăn khoảng 6 – 12h tùy sức khỏe gà, cho uống nước sạch có pha Glucose, vitamin hoặc điện giải để chống stress và tăng sức đề kháng cho gà. Mỗi ngày thay nước 2 – 3 lần và rửa máng uống sạch sẽ.

Sau đó mới cho gà ăn, tiến hành làm vaccine phòng bệnh định kì.

Sau 2 – 3 giờ đầu tiên bà con có thể đổ thức ăn cho gà con, nên lựa chọn các loại cám có hàm lượng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, cho gà ăn tự do 4 – 6 lần/ngày. Mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn vào thức ăn.

Để có tối ưu hiệu quả tốt khi úm gà, bà con chăn nuôi nên sử dụng sản phẩm Amino Phosphoric có tác dụng “CẤP CỨU GAN THẬN” giúp giảm tỉ lệ hao hụt, gà lớn nhanh và tăng trọng lượng.

Amino Phosphoric đã được hàng ngàn trại gia cầm trên toàn quốc đã và đang sử dụng, kết quả nhận được phản hồi tốt là >93% các chủ trại đạt hiệu quả tốt. Những hiệu quả được các trại phản hồi thấy rõ được chỉ sau 3-7 ngày sử dụng trên gia cầm úm là:

– Tỉ lệ hao hụt giảm 0.3%.

– Trọng lượng tăng 7.5%.

– Tăng đề kháng.

– Gia cầm con nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

Liều dùng sản phẩn như sau:

Gà, vịt: 1g/10kg thể trọng hoặc 1g/1-2 lít nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày.

Với mỗi tình trạng bệnh và từng giai đoạn tuổi của vật nuôi sẽ có liều dùng khác nhau nên nhà chăn nuôi cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Để đạt hiệu quả tốt khi úm gà con, bà con sử dụng chế phẩm IMMUNO ONES bổ sung trong giai đoạn này để tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm tỉ lệ hao hụt trong giai đoạn úm, bổ sung các chất dinh dưỡng, kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Với liều 2ml/1 lít nước uống, cho gia cầm uống liên tục 1-5 ngày, chế phẩm cho hiệu quả rõ rệt sau khi sử dụng.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.