Phác đồ điều trị bệnh thương hàn hiệu quả trên gia cầm

Trong bài viết lần trước Mebipha đã cung cấp cho bà con những kiến thức bổ ích về căn bệnh thương hàn và cách nhận biết bệnh trên đàn gà. Tiếp tục với căn bệnh thương hàn này chúng ta sẽ cùng nhau xem qua bệnh tích mà bệnh thương hàn để lại trên cơ thể gà như thế nào? Phác đồ điều trị như nào giúp bà con hạn chế thiệt hại do căn bệnh này gây ra? Thực hiện công tác phòng bệnh hiệu quả bằng cách nào? Tất cả sẽ được Mebipha giải đáp trong bài viết này cho bà con, hãy cũng nhau đọc hết bài viết này nhé!

Bệnh tích khi mổ khám gà mắc bệnh thương hàn

Khi chúng ta mổ khám sẽ thấy các bệnh tích khác nhau ở các giai đoạn gà con, gà trưởng thành và gà đẻ.

Trên gà con

– Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khó chịu, trong có chứa chất nhầy màu trắng

– Gan và lá lách sưng to, xuất hiện nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm

– Quan sát thấy thận gà sung huyết đỏ, phổi, tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt

– Màng ngoài bao quanh tim có chứa nhiều dịch rỉ vàng

– Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột

Bệnh thương hàn trên gà con
Trên gà trưởng thành

– Gan gà sưng, có đốm hoại tử, màu trắng xám

– Lách sưng, có các nốt màu trắng xám nổi trên bề mặt

– Xác chết gầy

– Tim gà có u, hoại tử, xoang bao tim tích nước

– Ruột viêm hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc

Bệnh thương hàn trên gà trưởng thành
Trên gà đẻ

– Ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm, thoái hóa dần.

– Nang trứng méo mó dị hình, xuất hiện các khối u tròn, thành dày và nhão

– Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn

Bệnh thương hàn trên gà đẻ

Phác đồ điều trị bệnh thương hàn trên gà

Điều đầu tiên cần làm khi phát hiện bệnh thương hàn trên gà là cách ly những con ốm yếu, có biểu hiện nhiễm bệnh ra để tránh lây nhiễm cho cả đàn. Đối với những con gà bị nhiễm phân ở sau hậu môn, cần lấy kéo cắt bớt lông đi và gỡ phân ra. Sau đó, cần vệ sinh và khử trùng chuồng trại cũng như khu vực xung quanh mỗi ngày trong suốt thời gian điều trị.

Đối với những con gà bị cách ly, nếu bị sốt thì nên hạ sốt trước bằng cách pha PARA C vào nước cho gà uống, bổ sung chất điện giải và thuốc bổ tăng sức khỏe cho gà bằng các sản phẩm: MEBI-ORGALYTE, BCOMPLEX C, Vitamin C 10%,….

Sau khi bồi bổ sức khỏe cho gà khoảng 3-5 tiếng thì có thể sử dụng một trong các sản phẩm kháng sinh có hiệu quả cao trị bệnh thương hàn như sau: MEBI-ENROFLOX ORAL, MEBI-COLI WS, NORFLOX 20, FLORDOX S, TERRA-NEOCINE, MEBI-OXOMIX 20%,

Biện pháp phòng tránh bệnh

Trứng mua về ấp nên chọn lựa từ những cơ sở uy tín đảm bảo không có mầm bệnh.

Sát trùng chuồng trại cũng như các khu vực xung quanh, giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát và chú ý đến mật độ nuôi hợp lý.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh máng ăn, máng nước, bổ sung các nguyên tố vi lượng, vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.

Cách ly hoặc loại bỏ ngay từ đầu những con gà ốm yếu có biểu hiện của bệnh. Luôn theo dõi thời tiết để có kế hoạch chăm sóc gà một cách hợp lý, bảo vệ sức khỏe của cả đàn gà

Phòng bệnh chủ động bằng kháng sinh: có thể dùng MEBI-ENROFLOX ORAL pha vào nước cho gà uống với liều 1ml/2 lít nước uống trong 2-3 ngày.

 

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.