Đối với heo nái hậu bị trên 8 tháng, trọng lượng 95 – 120kg mà chưa thấy lên giống được xem là chậm lên giống.
Đối với heo nái rạ sau khi cai sữa heo con, heo nái có biểu hiện lên giống trở lại vào ngày thứ 4 – 7 (chiếm 85 – 90%). Nếu 10 ngày sau khi cai sữa heo con, không thấy heo nái lên giống, xem như chậm lên giống. Mỗi chu kỳ lên giống của heo trung bình từ 18 – 21 ngày.
Nguyên nhân bên trong:
- Do rối loạn di truyền, heo bị đột biến di truyền do sự tương tác và kết hợp gen không bình thường thì sẽ dẫn tới không sinh sản được. Heo nái không sinh sản được do di truyền thường bị khuyết tật cơ quan sinh dục hay tuyến sinh dục phát triển không đầy đủ.
- Heo nái chậm lên giống do mất cân bằng nội tiết như là giảm tiết FSH sẽ dẫn đến giảm tiết estrogen. Từ đây làm cho gia súc cái không có biểu hiện động dục. Trường hợp này thể vàng lưu tiếp tục tiết progesterone sẽ kìm hãm sự phát triển của các noãn. Kết quả cũng làm cho heo nái mất chu kỳ động dục.
- Heo nái hậu bị chậm lên giống còn liên quan đến buồng trứng có u nang chèn ép sự phát triển của các bào noãn, do đó mất động dục kéo dài hay vĩnh viễn không thể mang thai được.
- Tỷ lệ FSH/LH không thích hợp sẽ gây trở ngại cho sự rụng trứng. Thông thường khi hàm lượng LH quá thấp, heo nái có biểu hiện động dục quá mức, liên tục, kéo dài. Đa số các trường hợp này thường không thụ thai sau khi phối.
- Heo chậm lên giống sau khi đẻ đôi khi rối loạn hormone trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng heo bị chậm lên giống.
Nguyên nhân bên ngoài:
- Do chế độ dinh dưỡng khi nuôi con, lứa đẻ, thức ăn bị nấm mốc. Khí hậu, mùa trong năm, thời gian nuôi con, bệnh tật dẫn đến việc heo nái hậu bị chậm lên giống.
- Trong khẩu phần thiếu đi một số dưỡng chất như: vitamin, khoáng vi lượng, đạm nhất là vitamin A, D, E. Hoặc khẩu phần ăn quá thừa protein cũng sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển. Đây cũng là nguyên nhân làm cho heo chậm lên giống.
- Heo bị hao mòn thể trạng quá lớn trong thời kỳ nuôi con làm cho nái không đủ sức để lên giống trở lại.
- Nguyên nhân do bệnh lý: Do heo bị viêm tử cung mãn tính, nhiễm bệnh truyền nhiễm hay bệnh đường sinh dục, bệnh tai xanh; bệnh thai gỗ, xoắn khuẩn khỏi bệnh nhưng tổn thương trên tử cung; do tác động cơ học (bị tổn thương đường sinh dục do can thiệp trong trường hợp heo nái đẻ khó),… ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng, viêm niêm mạc tử cung gây chậm động dục.
Khắc phục:
Chăm sóc quản lý
- Đảm bảo tiêm phòng vacxin đầy đủ cho heo nái phòng các bệnh truyền nhiễm.
- Khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ số lượng phù hợp theo từng giai đoạn, từng thể trạng và phải cân đối hàm lượng dưỡng chất: đạm, khoáng, vitamin, nhất là vitamin A, D, E; thức ăn không bị nấm mốc.
Heo hậu bị:
- Giai đoạn 20-50kg: cho ăn tự do để đảm bảo cơ thể heo phát triển toàn diện về thể chất.
- Giai đoạn heo > 50kg đến heo lên giống lần đầu phải khống chế khẩu phần ăn (cho ăn hạn chế 2 – 2,5 kg/con/ngày) để heo phát triển thể trạng cân đối (không quá ốm và không quá mập).
- Tiêm ADE BC INJ khi heo đạt 75 – 80kg sẽ giúp heo hoàn thiện bộ phận sinh dục.
- Cho heo tiếp xúc với heo đực hoặc heo nái lạ đang lên giống để kích thích heo lên giống.
Heo nái rạ:
- Nên cai sữa heo con ở giai đoạn từ 26 – 35 ngày tuổi.
- Trước cai sữa 1 ngày giảm ½ khẩu phần ăn, ngày cai sữa không cho ăn, ngày thứ 2 cho ăn 1,5kg/ngày/con và sang ngày thứ 3 – 10 cho ăn 2,5 – 3 kg/con với mục đích giảm khả năng mắc bệnh viêm vú và tạo stress kích thích nái mau lên giống.
- Trước cai sữa 2 ngày nên tiêm 1 liều ADE BC INJ cho heo nái; Trộn MEBI-SELEN VIT trong 5 ngày liên tục trước cai sữa 1 tuần kích thích heo nái mau lên giống, tăng tỷ lệ đậu thai, ngừa khô thai.
- Cho heo nái tiếp xúc với heo nọc từ ngày đầu cai sữa.
- Theo dõi chặt chẽ việc phát hiện heo lên giống vì heo có thể lên giống yếu, biểu hiện không rõ làm việc phát hiện khó hơn bình thường.
- Phòng và điều trị triệt để bệnh viêm tử cung, bệnh trên đường sinh dục. Trong khâu đỡ đẻ trường hợp cần can thiệp thì phải sát trùng tay, dụng cụ thật kỹ, thao tác phải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương bộ phận sinh dục heo nái. Tiêm GENTAMOX LA 1ml/15kg TT khi nái có dấu hiệu sinh. Kết hợp tiêm METOSAL 10% mỗi heo nái 15ml để giúp bồi bổ tăng sức đề kháng cho nái, hạn chế viêm tử cung sau sinh.
Biện pháp kích thích heo lên giống:
- Gây stress cho heo nái: nhốt nhiều heo nái lạ cùng ô chuồng, cho tiếp xúc với heo nọc ngày 2 lần (mỗi lần 30 phút) vào lúc trời mát, ngưng cung cấp thức ăn cho heo từ 1 – 1,5 ngày nhằm gây stress cho heo.
- Bổ sung Vitamin A, D, E và khoáng Selen cần thiết cho sự phát triển của buồng trứng, tuyến nội tiết, để tối ưu hoá hệ thống sinh sản:
- Tiêm ADE BC INJ với liều 10ml/ 1 heo nái trong 3 ngày liên tục. Sản phẩm cung cấp Vitamin A, D, E ở nồng độ cao, giúp hấp thu nhanh chóng, tác dụng kéo dài, kích thích heo nái mau lên giống, tăng tỷ lệ đậu thai, đẻ sai con.
- Kết hợp trộn MEBI-SELEN VIT vào thức ăn cho heo nái trong 5 -7 ngày liên tục với liều 1kg/ 500kg thức ăn. Sản phẩm có sự kết hợp giữa vitamin E và Selenium giúp tối ưu hóa hệ thống sinh sản của vật nuôi, kích thích buồng trứng phát triển, kích thích heo nái mau động dục, hạn chế tối đa các bệnh về sinh sản.
Bà con thực hiện biện pháp can thiệp như trên chỉ sau từ 7-10 ngày heo nái sẽ lên giống.
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.