Nguyên nhân heo con mới đẻ bị tiêu chảy, hướng điều trị

Tiêu chảy trên heo con có rất nhiều nguyên nhân như: nhiễm vi khuẩn, virus, thức ăn bị hỏng, môi trường sống, sinh lý,… Vì vậy bà con chăn nuôi cần phải biết những nguyên nhân nào để ngăn chặn kịp thời tình trạng này.

Tiêu chảy do thiếu dinh dưỡng, nhiễm khuẩn từ heo mẹ

Một số nguyên nhân như heo con sơ sinh thiếu sắt, thiếu vitamin, heo bị nhiễm chất độc, hoá chất, hoặc các yếu tố về thời tiết khí hậu, môi trường sống thay đổi đột ngột cũng đều làm cho heo bị tiêu chảy.

Bà con cần tiêm sắt MEBI-DEXTRAN INJ cho heo lúc 3 ngày tuổi và bổ sung kháng thể IMMUNO ONE S cho heo con lúc mới sinh để tăng cường miễn dịch, tăng cường tiêu hoá, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, ngừa tiêu chảy. 

Bổ sung MEBIMIX TẠO SỮA cho heo mẹ để tăng cường sản lượng, chất lượng sữa, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho heo con.

Giữ vệ sinh thức ăn sạch sẽ.

Bệnh Tiêu chảy phân trắng

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra, thường gặp khi thời tiết giao mùa.

Triệu chứng: Heo tiêu chảy phân có màu trắng hoặc vàng xám sền xệt, lỏng. Da heo nhăn nheo, lông dựng xù lên, mắt trũng, heo bỏ bú nằm run rẩy. Phải điều trị sớm nếu kéo dài quá 5 ngày heo dễ chết và lây bệnh.

Điều trị:

Cần giữ ấm cho heo, chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. 

Cho heo uống thuốc kháng sinh đặc trị tiêu chảy METRIL ORAL kết hợp với kháng thể heo con IMMUNO ONE S trong 3 ngày liên tục, heo sẽ phục hồi trở lại.

Nếu heo bị nặng có thể tiêm: ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY INJ hoặc MULTIBIOTIC LA hoặc METRIL MAX LA kết hợp ATROPIN INJ.

Bệnh Phó thương hàn

Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, chủ yếu lây qua đường ăn uống, có khả năng lây nhiễm cao.

Triệu chứng: Heo con bỏ ăn, sốt, xuất hiện các đốm tím sẫm trên da, tiểu ít, phân lỏng có màu xanh, heo nôn mửa, mệt mỏi.

Điều trị: 

Sử dụng một số thuốc sau để điều trị như: FLOR 100 LA hoặc FLOR 400 LA hoặc MEBI-SONE 48 kết hợp hạ sốt PARA C 15%, ATROPIN INJ để cắt nôn. 

Tiêu chảy do cầu trùng

Cầu trùng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến trên heo con, xảy ra vào giai đoạn 8- 15 ngày tuổi. Phân của heo mắc bệnh thường có màu vàng nhớt, mùi tanh. 

Điều trị:Sử dụng thuốc điều trị cầu trùng MEBI-COX 5% cho heo con uống trực tiếp trong 3 ngày.

Bệnh Hồng lỵ

Bệnh hồng lỵ là bệnh do xoắn khuẩn Brachyspira hyodysenteria gây ra

Bệnh lây qua đường miệng từ phân, nước tiểu, rác thải, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể truyền từ chó, chuột..

Triệu chứng: Heo con bị tiêu chảy nặng, gầy còm, lưng cong, sốt, bụng thóp, phân lỏng kèm dịch nhầy và máu, đi tiểu nhiều lần.

Cách điều trị: 

Tiêm một trong số loại thuốc kháng sinh sau đều cho kết quả tốt: LINSPEC INJ, TYLAN 200 LA, TYLOCAN 20% INJ.

Hoặc trộn kháng sinh: TIAMULIN 10%, TYLO 50 WS, MEBI-SPECLIN.

Khi heo tiêu chảy nên bổ sung thêm điện giải ELECTROLYTES hoặc MEBI-ORGALYTE để bù nước, bù điện giải cho heo, giúp heo phục hồi nhanh hơn.

Bệnh tiêu chảy trên heo con có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. Với mỗi nguyên nhân điều có cách chữa trị riêng và cần được bà con chăn nuôi heo phát hiện sớm. Việc phát hiện sớm bệnh và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho bà con chữa trị hiệu quả hơn.  Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi heo là yếu tố then chốt để giảm thiệt hại do bệnh tiêu chảy trên heo con.

Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.