Heo bị liệt hai chân sau là do đâu và cách điều trị

Trình trạng heo bị liệt 2 chân sau thường thấy và phổ biến nhất ở heo nái trước và sau khi sinh hoặc trong giai đoạn mang thai. Heo nái bị liệt 2 chân sẽ rất khó khăn trong việc di chuyển và làm giảm giá trị của heo nái rất nhiều. Vậy cần làm gì để điều trị bệnh và phòng việc heo bị liệt 2 chân sau hiệu quả. Tất cả sẽ có trong bài viết chia sẻ kiến thức dưới đây của Mebipha dành cho bà con chăn nuôi.

Heo bị liệt chân

Tại sao heo lại bị liệt 2 chân sau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến heo bị liệt 2 chân sau:

Do dinh dưỡng: Heo bị liệt 2 chân sau xuất phát từ trong khẩu phần ăn bị thiếu khoáng thời gian dài, đặc biệt là Canxi và Phospho. Đây là 2 thành phần cần thiết giúp cấu trúc xương được vững chắc, nâng đỡ cơ thể tốt. Đồng thời thiếu vitamin D làm giảm sự hấp thu canxi dẫn đến xương của heo bị xốp, mềm. Chính vì vậy 2 chân sau không thể nâng đỡ cơ thể heo dẫn đến bị liệt.

Do tác nhân cơ học: Trong quá trình mang thai, sự di chuyển heo lên chuồng đẻ khiến heo dễ bị trượt ngã gây liệt chân. Thai quá to, tư thế chiều hướng thai bất thường. Thủ thuật kéo thai quá mạnh, không đúng kỹ thuật gây tổn thương thần kinh tọa, mất khả năng vận động, liệt chân.

Do thời tiết: Nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong dễ xảy ra tình trạng liệt 2 chân sau.

Triệu chứng

Các triệu chứng của heo bị liệt 2 chân sau sẽ biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài nên bà con chăn nuôi có thể nhận biết dễ dàng.  Các biểu hiện chính là heo nái đi lại khó khăn một cách đột ngột, chân sau run khi đứng, khuỵu xuống sau đó không thể đứng dậy được kèm theo là liệt các cơ như cơ hầu, heo thở rất nhanh và có sự co thắt các cơ ống dẫn sữa làm bầu vú căng cứng sữa không thể xuống được (ở những heo nái đang sinh hoặc sau sinh), heo thích nằm, mệt mỏi, ăn uống kém ảnh hưởng tới sức sản xuất, nhiệt độ cơ thể heo có thể tăng cao 410C, heo nái có thể chết. Nếu phát hiện ra sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như phần chân bị liệt của heo hiệu quả.

Cách chữa trị

Khi bà con chăn nuôi phát hiện ra trình trạng heo đã rơi vào tình trạng liệt 2 chân sau thì có thể tham khảo cách chữa trị sau đây:

– Tiêm thuốc ATP-CALCIUM INJ, ATP-BIOPHYL, 3B VIP INJ theo liều của nhà sản xuất hoăc theo hướng dẫn của bác sỹ thú y kết hợp giúp heo vận động nhẹ nhàng, xoa bóp phần chân bị liệt cho heo.

– Có thể bổ sung Canxi và Phospho cho heo bằng dung dịch uống MEBI-CALCIPHOS với liều 2ml/1 lít nước.

Ngoài ra, bà con cần kết hợp trộn thức ăn cùng với sản phẩm CALCI-BIOTIN, MEBIMIX TẠO SỮA, MEBIMILK II, MEBIMEBIMIX 4 để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho heo nái. Thực hiện xoa bóp khoảng 3-4 lần/ngày nhằm giảm cơn đau cho heo. Bà con nên dùng cám gạo và một ít muối rang nóng để xoa bóp chân sau bị liệt của heo.

Heo bị liệt 2 chân sau

Nếu bệnh do tổn thương (cơ, khớp, xương, móng, thần kinh) thì điều trị theo hướng tổn thương. Heo nái sau khi sinh thường có biểu hiện sốt, nên sử dụng thuốc hạ sốt và kháng sinh chống phụ nhiễm.

Cách phòng tránh hiệu quả

Việc phòng bệnh tốt luôn là phương án tốt hơn rất nhiều việc chữa bệnh. Vì thế bà con chăn nuôi heo cần phải nắm được những kiến thức phòng bệnh hiệu quả dưới đây để tránh trường hợp heo bị liệt 2 chân sau.

– Cho heo nái ăn đầy đủ theo đúng chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sau khi đã sinh. Nếu như bà con chưa biết về chế độ dinh dưỡng cho heo thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y hoặc tìm kiếm thông tin trên các chương trình truyền hình kiến thức chăn nuôi. – Phải luôn đảm bảo cung cấp đủ các nguyên tố khoáng vi lượng và Ca, P trong bữa ăn dành cho heo nái.

– Nên cho heo vận động thường xuyên bằng cách cho đi lại nhẹ nhàng bên trong chuồng.

– Luôn giữ cho chuồng nuôi đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ và thoáng mát.

– Tránh tác động cơ học làm tổn thương vùng xương sống heo

– Nên cho heo tắm nắng để hấp thụ tốt Canxi, vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Heo bị liệt 2 chân sau

Kết luận

Việc heo bị liệt 2 chân có thể điều trị thành công nếu như bà con chăn nuôi phát hiện ra triệu chứng sớm. Quá trình điều trị cho heo không quá khó khăn và có thuốc điều trị hiệu quả. Bà con nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho heo nái và chú trọng vào dinh dưỡng thức ăn. Dinh dưỡng trong thức ăn cho heo đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh tình trạng heo bị liệt chân sau hiệu quả. Chúc bà con chăn nuôi thành công!!!

 

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

 

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

 

Công ty TNHH SX TM Mebipha.