Do đâu mà cá tra, cá da trơn bị xuất huyết

Quá trình nuôi cá trên bè hay các ao nuôi thường gặp tình trạng tích tụ mùn bã, bùn, rác và các chất thải gây ô nhiễm nguồn nước. Những trình trạng này tiềm ẩn nhiều mầm bệnh đối với cá nuôi, một trong số đấy là mầm bệnh xuất huyết do vi khuẩn và gây thiệt hại rất lớn. Trong bài viết này Mebipha muốn chia sẻ đến bà con căn bệnh xuất huyết trên cá tra và cách phòng trị hiệu quả nhé!

Nuôi cá tra

Bệnh xuất huyết trên cá tra là gì?

Bệnh xuất huyết do một loại vi khuẩn có tên Aeromonas hydrophila gây ra, bệnh còn có tên gọi khác là bệnh đốm đỏ, bệnh nhiễm trùng máu. Bệnh được phát hiện đầu tiên tại Mỹ và sau đó bệnh xuất hiện tại một số nước châu Á. Ở nước ta bệnh được ghi nhận ở hầu khắp vùng nuôi cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn về kinh tế của bà con nuôi cá ở cá tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh có tỷ lệ lệ chết cao và có dấu hiệu bệnh lý đặc trưng.

Các loài cá nuôi lồng, bè và nuôi ao nước ngọt thường gặp bệnh xuất huyết như: Cá Ba sa, Cá Tra nuôi bè, cá trê, cá nheo… Tỷ lệ tử vong ở cá da trơn thường từ 30-70% riêng ở cá giống (Cá Tra, Cá Ba sa, Cá Trê) có thể chết tới 100%. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa xuân, mùa thu ở các tỉnh miền Bắc. Các tỉnh miền Nam bệnh sẽ phát triển mạnh vào mùa mưa.

Bệnh xuất huyết trên cá tra

Biểu hiện của cá bị bệnh xuất huyết

Khi cá nhiễm bệnh ở thời gian đầu, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt. Da cá thường chuyển sang màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt. Bệnh sẽ tiến triển nặng, xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mắt và hậu môn.

Bên cạnh đó, xuất hiện những vết loét ăn sâu vào cơ thể của cá. Trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh. Mắt lồi đục, quanh hốc mắt bị sưng tấy, mất nhớt; bụng trướng to, các vây xơ rách; hậu môn viêm xuất huyết.

Khi khám mổ bệnh tích thấy ruột chứa đầy hơi, gan thận thường bị hoại tử. Xoang bụng xuất huyết, thận sưng, gan tái nhợt, mật sưng to, xuất huyết. Trường hợp cấp tính, khi mổ cá thấy nhiều dịch đỏ lẫn máu ở xoang bụng, xuất huyết nội tạng, cá chết tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Bệnh xuất huyết trên cá tra

Cách điều trị

Để điều trị bệnh xuất huyết trên cá tra, cá da trơn bà con có thể dùng một số sản phẩm sau:

MEBI-FLOR 20%: 1 lít MEBI – FLOR 20%/ 15-20 tấn cá, dùng ngày 1 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.

DOXY: 1kg DOXY/ 25- 30 tấn cá ngày cho ăn 1 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Sử dụng MEBI-SEPTIC sát trùng nguồn nước, tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, ký sinh trùng gây bệnh trên cá. Liều lượng 1 lít/ 2.000 m3 – 3.000 m3 nước, xử lý 2 ngày liên tục.

Phòng bệnh xuất huyết trên cá tra

Để phòng bệnh cho cá hiệu quả nhất thì chúng ta cần đảm bảo môi trường nước đảm bảo tốt và tránh không để cho cá bị sốc do môi trường thay đổi xấu: Nhiệt độ, oxy hòa tan, nhiễm bẩn của nước.

Đối với mô hình nuôi bè nên thường xuyên treo túi vôi, vào mùa bệnh thì 2 tuần treo 1 lần và mùa khác thì 1 tháng treo 1 lần. Vôi có công dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. Bà con sử dụng lượng vôi tính trung bình 2kg vôi nung/10m3. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy là hợp lý nhất.

Các ao nuôi thực hiện tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Cũng định kỳ mùa bệnh 2 tuần bón vôi xuống ao 1 lần, mùa khác bón 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 2kg vôi nung/100m3 nước. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh cho cá.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.