Bệnh viêm gan virus ở vịt

Bệnh viêm gan virus ở vịt là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây ra thiệt hại lớn cho bà con chăn nuôi vịt. Bệnh bùng phát mạnh trên vịt con và có tỷ lệ chết rất cao. Vậy làm sao để phòng ngừa căn bệnh viêm gan virus hiệu quả? Đây à câu hỏi mà rất nhiều bà con chăn nuôi vịt băn khoăn. Trong bài viết này Mebipha sẽ chỉ ra nguyên nhân gây bệnh và biện pháp ngăn ngừa hiệu quả cho bà con.

Bệnh viêm gan virus ở vịt

Nguyên nhân

Bệnh viêm gan virus trên vịt do virus thuộc họ Picornaviridae gây ra. Virus này được tìm thấy trong phân của động vật, chất độn chuồng, rác rưởi, xe cộ hoặc quần áo, ở người chăn nuôi hoặc từ những con chim, vịt hoang dã. Đây là một chủng virus khó diệt trừ nên thường tồn tại lâu bên ngoài môi trường.

Bệnh chủ yếu xảy ra ở vịt con 1 – 3 tuần tuổi nhưng cũng gặp ở vịt mới nở hoặc vịt 5 – 6 tuần tuổi. Bệnh ít gặp ở vịt trưởng thành và các loại gia cầm khác.

Ở vịt con 1 – 3 tuần tuổi, bệnh xảy ra mạnh mẽ với tỷ lệ chết cao từ 50 – 95%, có khi tới 100%. Tỷ lệ chết thấp hơn ở vịt con từ 4 – 5 tuần tuổi.

Virus lây bệnh qua đường tiêu hóa, hô hấp và vết thương trên da của vịt. Đồng thời vịt bị bệnh sẽ bài xuất virus ra môi trường bên ngoài theo phân, nước mũi vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng… lây nhiễm sang vịt khác. Ngoài ra thì vịt đẻ còn truyền mầm bệnh truyền từ mẹ qua trứng vào phôi.

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 2 – 4 ngày, bệnh xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy một vài con khi vận động rớt lại sau đàn nhưng trong một thời gian ngắn sau đó bệnh xảy ra ồ ạt.

Vịt vận động ít lại, buồn ngủ, bỏ ăn, xã cánh, một số có triệu chứng bị tiêu chảy.

Niêm mạc xanh tím, vịt bị co giật, nằm la liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng, đầu nghẹo sang bên sườn hoặc lên lưng (tư thế Opisthotonus).

Vịt co giật rồi chết nhanh, có khi chỉ 2 – 3 giờ kể từ khi phát bệnh.

Cũng có trường hợp vịt chết mà không có dấu hiệu bệnh viêm gan ở vịt rõ rệt.

Trường hợp bệnh kéo dài, có thể kế phát với vi khuẩn Salmonella; vịt bệnh thể hiện ủ rũ cao độ và tiêu chảy.

Vịt chết có tư tế đặc biệt (opisthotonus).

Triệu chứng bệnh viêm gan virus ở vịt

Bệnh tích

Khám mổ vịt bị viêm gan virus sẽ thấy bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan, gan sưng, nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹ.

Trên bề mặt gan có xuất huyết diện rộng, không có ranh giới. Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, đôi khi nhỏ li ti lan tràn khắp bề mặt gan.

Bên cạnh các điểm xuất huyết, quan sát thấy những đám tụ máu đỏ hoặc những đám màu vàng nhạt do tổ chức gan bị thoái hóa.

Bệnh tích viêm gan virus ở vịt

Quan sát cơ tim sẽ thấy màu nhợt nhạt, màng bao tim và túi khí bị viêm.

Thận sưng to, tụ huyết.

Lách sưng.

Trường hợp bệnh kế phát do nhiễm Salmonella thấy gan có thêm những điểm hoại tử lấm tấm màu vàng xám.

Phác đồ điều trị

Ðây là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Để làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra, bà con có thể tiến hành 3 bước sau:

  • Dùng kháng thể viêm gan vịt để tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Cách ly, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, sát trùng bằng MEBI-IODINE.
  • Dùng kháng sinh để phòng bệnh kế phát: LINSPEC hoặc TYLO-DOX WS hoặc GENTAMOX AC hoặc COLIMOS.

Bà con có thể bổ sung sản phẩm IMMUNO ONESAMINO PHOSPHORIC cho gà uống để tăng cường sức đề kháng, giải độc gan, giúp giảm tỷ lệ chết, phục hồi bệnh nhanh hơn.

Biện pháp phòng bệnh

Để bảo vệ đàn vịt của mình, bà con chăn nuôi cần áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Kiểm soát công tác nhập đàn và thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại chăn nuôi. Công cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống, chuồng trại và khu vực xung quanh cần được định kỳ tiêu độc, khử trùng. Phát hiện và ngăn chặn bệnh sớm sẽ giúp bà con giảm thiệt hại cho đàn vịt. Không chăn thả vịt ở môi trường ô nhiễm, đảm bảo nước uống và thức ăn an toàn.

Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất:

– Với vịt bố mẹ, tiêm vào lúc 2 tuần trước khi vào vào đẻ

– Với vịt con

+ Nếu vịt bố mẹ đã được chủng ngừa: tiêm vaccine dưới da cho vịt con lúc được 20 ngày tuổi

+ Nếu vịt bố mẹ chưa chủng ngừa, hoặc vịt bố mẹ đã được chủng ngừa nhưng vịt con đang nuôi ở vùng có áp lực dịch bệnh cao: dùng vaccin này ngay ở ngày tuổi thứ nhất bằng cách nhỏ mắt mũi và lặp lại lúc 7 ngày tuổi bằng cách tiêm dưới da.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.