Bệnh nấm phổi – nấm diều trên vịt

Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa của gia cầm. Khi xâm nhập vào cơ thể của gia cầm chúng sẽ phát triển nhanh chóng và để lại các tổn thương. Bệnh do nấm thường không quá nguy hiểm cho gia cầm nhưng khi ghép với những căn bệnh kế phát khác thì tỷ lệ gia cầm chết rất cao, khó điều trị và gây thiệt hại kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh nấm phổi – nấm diều trên vịt ngay trong bài viết này.

Nguyên nhân

Bệnh nấm phổi trên vịt do nấm Aspergillus fumigatus và Mucoraceae gây ra, đôi khi có thể do nấm A. flavus.

Nấm Aspergillus fumigatus

Bệnh nấm diều là do nấm men Candida albicans gây ra.

Nấm men Candida albicans

Cách phát bệnh

Bệnh nấm phổi: Qua không khí, các bào tử nấm có thể xâm nhập vào phổi và túi khí của vịt qua bụi hít từ mũi, khí quản. Bệnh sẽ nặng hơn khi con vật đang ở trạng thái sức đề kháng bị giảm. Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp: có thể từ trứng nhiễm nấm hoặc máy ấp không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Bệnh có thể lan truyền từ chất độn chuồng có nhiễm nấm hoặc từ thức ăn cũ có nấm. Sau khi vào cơ thể vịt, nấm có thể kí sinh ở khí quản, phổi gây tác động tại chổ, gây viêm phổi cấp tính hay tạo thành các nốt nấm trong nhu mô phổi. Dần về sau bào tử nấm phát triển thành nhiều sợi nấm, thúc đẩy quá trình viêm nhanh hơn. Dưới phản ứng viêm của cơ thể, bào tử, sợi nấm bị phá hủy và giải phóng nhiều độc tố theo đường dịch thể gây nhiễm độc cho vật chủ.

Bệnh nấm diều: Nấm men Candida albicans sống ký sinh thường xuyên trên niêm mạc đường tiêu hóa. Khi đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Bào tử nấm Candida albicans có trong thức ăn, nước uống và đi vào đường tiêu hóa, gây bệnh tích ở miệng, thực quản, diều.

Triệu chứng bệnh

Đối với bệnh nấm phổi: Thường thấy các triệu chứng chung như: khó thở, thở hổn hển, thở gấp, bại chân… có thể gặp trong bệnh do nấm phổi. Khi bệnh kết hợp với các bệnh khác (bại huyết do Riemerella anatipestifer, E.coli,…) thì vịt thường có các triệu chứng thần kinh như quay vòng , run giật, dễ té ngã, bại chân, vịt không thể đi được và sự hít vào khó khăn, thở kháp, âm đục, mở to mũi và mắt với nhiều dịch tiết. – Trường hợp cấp tính thường xảy ra ở vịt từ 4 ngày tuổi với tỷ lệ chết cao, đôi khi cũng xảy ra trên vịt lớn ở 1-2 tháng tuổi. Triệu chứng đặc trưng vịt khó thở nên phải vươn dài cổ và há mồm ra khi thở. Giảm ăn, viêm kết mạc mắt, mí mắt sưng, mắt chảy nhiều dịch. Bên trong xoang miệng có những bựa trắng bám đầy, xoang mũi cũng có những nốt nấm màu trắng đục. Vịt thường không ăn được, khát nước và chết sau 24 -48 giờ. – Thể mãn tính thường xảy ra trên vịt lớn và vịt đẻ. Vịt ủ rũ, giảm ăn, uống nhiều nước, có dấu hiệu thở khó, tiêu chảy, phân dính bết vào hậu môn màu hơi xanh, lóng lánh (phân có mỡ) chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc mắt. Giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, lười bơi, chân bại hoặc không đi được, đói, khát, gầy yếu dần dẫn đến chết. Thường tỷ lệ chết thấp, nhưng khi kế phát bệnh bại huyết do Riemerella anatipestifer hay E.coli, thương hàn… thì tỷ lệ chết tăng cao.

Triệu chứng bệnh nấm phổi

Bệnh nấm diều:  Thì triệu chứng của vịt thường có hơi thở hôi, giảm ăn, xù lông, chậm lớn. Đi kèm là tiêu chảy phân sống, nôn ói thức ăn có mùi chua, hôi thối. Khi quan sát miệng có lớp mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét.

Triệu chứng bện nấm diều

Bệnh tích

Ở vịt bị bệnh nấm phổi khi khám mổ bệnh tích sẽ thấy có nhiều hạt nấm to nhỏ màu trắng hay vàng xám tập trung chủ yếu ở phổi, khí quản, túi khí, đôi khi còn thấy ở đường tiêu hóa. Những u nấm này có thể tách ra bằng tay rất dễ dàng.

Bệnh tích nấm phổi

Còn đối với bệnh nấm diều thì bệnh tích tập trung ở vùng miệng, thực quản, với các mảng xám nhạt dính chặt vào bên trong, có khi có các vết loét. Khi mổ điều thấy có nhiều nốt màu trắng, chứa nước nhầy, mùi rất hôi chua.

Bệnh tích nấm diều

Cách điều trị

Đây là bệnh có thể điều trị được khi dùng thuốc kháng nấm, nhưng thời gian điều trị phải lâu dài và nếu phát hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Mặt khác khi bị nhiễm nấm thì vịt thường bị bội nhiễm một số vi khuẩn khác nên phải điều trị kết hợp thì hiệu quả mới cao.

  • Điều trị nấm phổi, nấm diều: sử dụng NYSTATIN với liều 1g/5kg thể trọng, liên tục trong 2-3 ngày.
  • Ngoài ra nên sử dụng thêm Natribicarbonat: 1 viên cho 10kg thể trọng để tạo môi trường hạn chế sự phát triển của nấm, 2-3 ngày.
  • Cho uống ELECTROLYTES: 100g/50 lít nước, uống thường xuyên.
  • Tăng cường men tiêu hóa: MEBILACTYL 4 WAY WS, MEBILACTYL,…
  • Khi bội nhiễm bệnh bại huyết vịt do Riemerella anatipestifer thì phải kết hợp:

+ CEFTRI ONE 50 INJ 1ml/2kg thể trọng liên tục 3-5 ngày

+ IMMUNO ONES  2ml/1 lít nước uống liên tục trong 5-7 ngày.

Khi bội nhiễm E.coli hay thương hàn thì kết hợp với một trong các loại thuốc sau: CEFTRI ONE 50 INJ 1ml/2kg thể trọng liên tục 3-5 ngày  hoặc CẶP VỊT 1ml/1-1,5kg thể trọng liên tục 3-5 ngày.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số sản phẩm chứa vitamin hay chất giải độc như: HEPASOL-B12, MULTIVITAMIN WS, BCOMPLEX C,…

Phòng bệnh cho vịt

Đây là bệnh thường xuất hiện trên vịt khi vịt tiếp xúc với thức ăn, chất độn chuồng có chứa các bào tử của nấm mốc gây bệnh. Chính vì thế việc xử lý chất độn chuồng và thức ăn không cho nấm phát triển đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng bệnh do nấm và bệnh bội nhiễm.

  • Vệ sinh chuồng trại:

– Cải thiện điều kiện vệ sinh nơi nhốt vịt, đặc biệt là khu vực cho ăn. Thu dọn phân rác hàng ngày.

– Định kỳ phun thuốc sát trùng khu vực nhốt vịt và các khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng như MEBI-IODINE, CLEAR, SEPTIC.

  • Đối với chất độn chuồng:

– Thường xuyên thay chất độn chuồng để đảm bảo chất độn chuồng luôn khô ráo, không bị nấm mốc. Khi phát hiện nấm mốc trong chất độn chuồng thì nên lùa vịt qua nơi khác khô ráo, thu dọn hết chất độn chuồng đã nhiễm nấm, phun thuốc sát trùng nơi nhốt vịt, thay chất độn chuồng mới sau đó mới lùa vịt trở lại.

  • Đối với thức ăn:

– Thường xuyên pha hoặc trộn NYSTATIN với liều 1g/10kg thể trọng cho vịt ăn để phòng bệnh do nấm.

– Bổ sung các vitamin, khoáng, các vi sinh vật có lợi để giúp vịt tăng sức đề kháng chống lại bệnh.

– Định kỳ trộn các loại kháng sinh như MEBI-ENROFLOX ORAL, TYLO-DOX WS, GENTAMOX AC để phòng các bệnh bội nhiễm.

– Không sử dụng thức ăn đã nhiễm nấm mốc và không trữ thức ăn thành đống để hạn chế sự phát triển của nấm mốc.

  • Phải sát trùng trứng, máy ấp trước khi ấp để tránh sự nhiễm nấm trong quá trình ấp.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.