Bệnh mụn nước trên heo (Vesicular Disease) do một loại virus mới

Từ trước tới nay, mỗi khi thấy heo xuất hiện các mụn nước ở chân, miệng, mõm làm heo bị què, ốm…thì người ta chỉ thường nghĩ đến bệnh lở mồm long móng hay cùng lắm là do một số loại virus mụn nước quen thuộc.

 

Tuy nhiên cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện và khẳng định việc có thêm một loại virus nữa có thể gây bệnh mụn nước trên heo. Bài viết này là một kinh nghiệm thực tế vô cùng quý giá được chúng tôi biên tập lại một cách sát thực nhất giúp độc giả dễ hình dung và có thể áp dụng làm kinh nghiệm xử lý dịch bệnh cho chính trag trại mình.

Giới thiệu về bệnh mụn nước trên heo.

 

Cho đến đầu năm 2015, bệnh mụn nước trên heo (Vesicular Disease – viết tắt là VD) được biết là có thể do 4 nguyên nhân sau gây ra:

 

– Virus lở mồm long móng (FMDv, Aftovirrus thuộc họ Picornaviridae).

 

– Virus mụn nước gây viêm miệng (VSIV, aka VSV, Vesiculovirus thuộc Rhabdoviridae).

 

– Virus mụn nước gây phát ban (VESV, Vesiculovirus thuộc Rhabdoviridae).

 

– Virus gây bệnh mụn nước trên heo (SVD, Enterovirus thuộc Picornaviridae).

 

Trong bài viết này, chúng tôi tạm gọi 4 loại virus gây bệnh mụn nước trên heo này là “big 4 VD virus”.

 

Tuy nhiên, nhiều trường hợp âm tính với “big 4 VD virus” tương tự được báo cáo từ khắp nơi trên thế giới (trong đó có New Zealand, Ý, Mỹ, Brazil). Trong đó người ta tìm thấy một loại virus mới không thuộc 4 nhóm virus gây bệnh mụn nước như trên, nó có tên là Senecavirus A (SVA). Những trường hợp như vậy người ta gọi tạm gọi là “bệnh mụn nước tự phát trên heo”. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn chưa biết cụ thể có mối liên hệ nào giữa SVA và bệnh mụn nước trên heo (VD) hay không.

 

SVA là một ARN virus thuộc họ Picornaviridae (cùng họ với FMDV và SVDV). Trước đây virus này có tên gọi khác là Seneca Valley virus. Từ xa xưa, theo các tài liệu ghi chép, con người biết đến SVA nhờ vào đặc tính phá hủy khối u của nó (nghĩa là nó có khả năng phá hủy khối u ác tính). Chính vì vậy mà trong thực tế SVA được thử nghiệm lâm sàng rất nhiều lần trong vấn đề điều trị ung thư trên người.

 

Được biết, SVA có thể nhân rộng trong cơ thể heo, gia súc và động vật gặm nhấm. Gần đây, có 2 bệnh lâm sàng trên heo được báo cáo là có liên quan đến SVA là:

 

– Bệnh epidemic transient neonatal mortality (ETNL) – gây tử vong trên heo con theo mẹ.

 

– Và bệnh mụn nước trên heo (VD) .

 

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm mô tả các dấu hiệu lâm sàng của do SVA gây ra trên heo nhằm giúp người chăn nuôi có thể nhận diện được bệnh, từ đó có thể chủ động hơn trong khâu phát hiện và điều trị bệnh

 

 

Trường hợp thực tế một ca bệnh mụn nước trên heo.

 

Mô tả trang trại:

 

Trang trại An thuộc khu vực Đông Nam của Brazil có 8000 heo nái bầu và tự sản xuất heo nái hậu bị. Tinh dịnh cung cấp cho trại được sản xuất tại một cơ sở heo rừng bên ngoài, được bảo quản và chuyển giao cho trang trại 3 lần mỗi tuần vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6.

 

Nhân viên trang trại 100% là người chỉ làm việc cho 1 trang trại đó và toàn bộ vật tư thiết bị chỉ dùng trong trang trại đó chứ không dùng chung với trang trại nào khác nữa.

 

Nhìn chung, toàn bộ các khu vực của trang trại trên đều thực hành an toàn sinh học rất tốt:

 

– Phun sát trùng định kỳ.

 

– Phòng tắm sát trùng có hệ thống vòi hoa sen, vòi phun sương…

 

– Tần số vận chuyển heo thấp.

 

– Xe vận chuyển được vệ sinh sạch cẩn thận.

 

– Mật độ chăn nuôi thấp.

 

– Khử trùng bằng hóa chất và để thời gian chết khoảng 24h trước khi nhập heo mới vào trại.

 

 

Lịch sử bệnh:

 

Trong suốt 10 năm hoạt động, trại không xuất hiện bệnh mụn nước trên heo (VD). Tại thời điểm nghiên cứu, trại âm tính với tai xanh (PRRS) và dương tính với suyễn (Mycoplasma hyopneumoniae). Mỗi ô chuồng được bố trí 30 heo thịt vỗ béo hoặc 60 heo con.

 

Diễn biến của ca bệnh:

 

Ngày 1-3: Nhân viên trang trại nhận thấy bầy heo vỗ béo chậm chạp hơn, ít vận động hơn bình thường nhưng không báo cho bác sỹ thú y của trang trại. Không có heo bị què quặt hay tổn thương nào nhìn được bằng mắt.

 

Ngày 4-10: khoảng 25% số heo vỗ béo và 15% heo con bị khập khiễng. Trang trại liên lạc với các bác sỹ thú y vào ngày thứ 9, ngày thứ 10 thì các bác sỹ tiến hành thăm khám và có nghi ngờ heo bị nhiễmMycoplasma hyosynoviae (một loại vi khuẩn thuộc họ Mycoplasma thường thấy trên heo nái già gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp, khớp và màng gân).

 

Sau khi kiểm tra lâm sàng toàn bộ heo trong trại, các bác sỹ thú y phát hiện các heo bị què có xuất hiện các nốt mụn nước ở kẽ chân và bàn chân theo từng dải băng một, 90% heo vỗ béo và 30% heo con bị què có xuất hiện dải mụn nước.

Dải mụn ở kẽ chân làm heo đi lại khó khăn
Dải mụn ở kẽ chân làm heo đi lại khó khăn

Ngoài chân, các bác sỹ còn tìm thấy các nốt mụn nước ở mõm của heo với đường kính khoảng từ 0,5-1,5 cm. Tỷ lệ này ở heo vỗ béo rơi vào khoảng 1% (tức là cứ khoảng 3 ô chuồng heo vỗ béo thì lại thấy 1 heo có mụn nước ở mõm). Đối với những heo con bị nổi mụn nước ở mõm, mỗi con trung bình sẽ xuất hiện khoảng 2 mụn nước.

 

Mụn nước ở mõm heo vỗ béo
Mụn nước ở mõm heo vỗ béo

 

Các bác sỹ thú y trang trại đã kết hợp với các bác sỹ thú y thuộc cấp nhà nước để chính thức mở cuộc điều tra về dịch bệnh động vật. Mẫu bệnh phẩm lấy từ các dải mụn nước đã được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm. Sau 3 ngày, kết quả RT-PCR cho biết toàn bộ mẫu đều âm tính với “4 big virus” và dương tính với virus SVA.

Trong khi đó:

 

– Heo bệnh vẫn tiếp tục được theo dõi và chữa trị nhằm khắc phục những dấu hiệu lâm sàng của bệnh mụn nước và các bệnh ghép khác.

 

– Heo con theo mẹ tăng tỷ lệ chết một cách đột biến trong khoảng 7 ngày. Tỷ lệ tử vong sau đó trở về mức cơ bản từ đỉnh điểm là 50% trong nhóm tuổi bị ảnh hưởng.

 

– Không có sự què quặt hay bệnh mụn nước xuất hiện trong đàn heo nái giống và theo như quan sát, không có sự xuất hiện của bệnh mụn nước trên heo nái và heo con.

 

Trong các ô chuồng heo vỗ béo và heo con theo mẹ, vẫn xuất hiện các trường hợp què quặt mới với tốc độ khoảng 5% mỗi tuần cho đến 4 tháng sau khi khởi phát bệnh lâm sàng ban đầu. Khi heo bị què quặt, nó được đánh dấu và theo dõi các biểu hiện lâm sàng hằng ngày. Mụn nước được tìm thấy ở hầu hết heo què – vào ngày đầu tiên phát hiện heo bị què hoặc vào ngày thứ 1-2 sau khi què.

 

Các tổn thương do mụn nước được chữa lành hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày. Không có thay đổi đáng kể nào về tỷ lệ tử vong trên heo thịt đang phát triển.

 

Bệnh chỉ thấy xuất hiện trên heo thịt vỗ béo và heo con theo mẹ
Bệnh chỉ thấy xuất hiện trên heo thịt vỗ béo và heo con theo mẹ

 

 

Từ 4-5 tháng sau khi khởi phát ca bệnh đầu tiên, tỷ lệ heo bị tổn thương do bệnh mụn nước giảm xuống gần như bằng không. Tại thời điểm này, đã 6 tháng từ khi trang trại bị bệnh và không còn phát hiện thêm một trường hợp nào cho thấy heo bị què do bệnh mụn nước nữa.

 

Việc điều trị cho heo bị bệnh phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương của heo do bệnh mụn nước gây ra. Đối với những heo bị què nặng sẽ được cách ly và chăm sóc bàn chân cẩn thận giúp heo phục hồi. Đối với những cá thể heo bị nặng hơn, các bác sỹ buộc phải điều trị bằng kháng sinh tiêm và các thuốc chống viêm nhằm giúp heo tránh các trường hợp biến chứng do nhiễm trùng thứ phát

 

Thông thường, các tổn thương do mụn nước trên heo được chữa lành trong vòng 7-10 ngày
Thông thường, các tổn thương do mụn nước trên heo được chữa lành trong vòng 7-10 ngày

Kết luận:

 

Gần đây, một nghiên cứu chung giữa Đại học Iowa State (ISU) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được báo cáo tại hội nghị “ISU bệnh trên heo” ở Ames, Iowa, Mỹ đã cho thấy bằng chứng về việc bệnh mụn nước trên heo được tái tạo lại từ các chủng SVA phân lập được từ những heo thịt có biểu hiện lâm sàng của bệnh mụn nước.

 

Mặc dù bệnh mụn nước do SVA có mức độ tổn thương nhẹ hơn so với bệnh lở mồm long móng (FMD). Tuy nhiên, các dấu hiệu mụn nước xuất hiện ở thời kỳ đầu của 2 bệnh rất giống nhau nên chỉ có thể phân biệt được 2 bệnh này thông qua các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, kể cả trong trường hợp ta biết được SVA đang lưu hành và gây bệnh trong quần thể heo gần đó.

 

Trong trường hợp cụ thể của trang trại này, nguồn gốc của virus không được xác nhận. người ta chỉ biết rằng đã có các trang trại khác trong cùng khu vực đó cũng báo cáo dịch bệnh và có heo con tử vong ít nhiều liên quan đến SVA hoặc tổn thương do bệnh mụn mước trên heo (ít nhất 8 trang trại trong vòng bán kính 10km).

 

Trường hợp này là một ví dụ hoàn hảo cho thấy việc các mầm bệnh có thể bất ngờ xuất hiện bất cứ lúc nào, vì vậy các biện pháp an toàn sinh học nên thường xuyên được chú trọng và thực hành nghiêm túc hằng ngày.

Nguồn: Viet DVM