Bệnh cước chân ở trâu, bò trong mùa Đông và cách điều trị

Mùa Đông năm nay đã bao phủ các tỉnh thành miền Bắc, cái lạnh đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách. Thời tiết lạnh, kèm theo cái rét không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Một trong những căn bệnh thường xuất hiện trên trâu, bò khi thời tiết rét lạnh là bệnh cước chân. Bệnh làm giảm sức khỏe và giá trị của trâu, bò. Hãy cùng Mebipha tìm hiểu căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả trong bài viết bên dưới.

Bệnh cước chân là gì?

Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân trâu, bò. Bệnh xuất hiện vào các tháng mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài ở các tỉnh thành phía Bắc. Bệnh không gây chết nhưng trâu, bò không đi lại được và có thể hoại tử chân. Điều này làm giảm giá trị của trâu bò và dễ xuất hiện các căn bệnh kế phát.

Bệnh cước chân trên trâu bò

Nguyên nhân

Khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài cộng với nền chuồng ẩm ướt mất vệ sinh mà trâu bò phải đứng trên chuồng nuôi với thời gian dài sẽ làm cho chân trâu, bò bị tê cóng dân đến hệ thống mao mạch ở chân bị co lại, kém lưu thông máu. Nếu thời tiết lạnh kéo dài từ 3 – 5 ngày thì hệ thống mao mạch ở chân trâu bò sẽ bị tắc nghẽn dẫn tới bệnh cước chân.

Chăn nuôi trâu bò mùa đông

Triệu chứng trên trâu, bò

Chân trâu, bò sưng ở độ nhẹ có hiện tượng đi chậm chạp, khập khiễng không vững có thể sưng ở một chân hoặc hai chân. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ trở lên trầm trọng, có thể làm cho chân trâu, bò bị phù nề, dịch xuất tiết nhiều gây sưng tấy, nhiều vết tím đỏ, hoặc có vết nứt da, rỉ nước màu vàng, hệ thống mao mạch ở vùng bàn chân bị tắc làm cho vùng da xung quanh móng và bàn chân bị hoại tử dẫn đến chân trâu, bò bị nhiễm trùng kế phát khiến cho trâu, bò không đứng dậy đi lại được. Nếu vết thương bị nặng, sâu sẽ làm cho trâu, bò què nằm tại chỗ.

Triệu chứng trâu bò bị cước chân

Phác đồ điều trị

Nếu bệnh mới xuất hiện thì cần rửa sạch, lau khô chân trâu, bò; dùng gừng, riềng giã nhỏ, đảo nóng, cho vào túi vải rồi chườm vào chỗ sưng hoặc dùng rơm, rạ, bao tải… Chà xát nhiều lần vào chỗ sưng làm cho máu tụ tan ra, mạch máu lưu thông trở lại, chườm 2 lần/ngày; dùng cồn Methylxalixilate xoa vào chân trâu, bò sau khi đã rửa sạch, lau khô.

– Nếu chân có chỗ bị vỡ, loét đã nhiễm trùng thì phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.

– Nếu chân có nhiều chỗ hoại tử cần cắt bỏ những chỗ hoại tử, sau đó mới điều trị. Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau theo liều của nhà sản xuất (PENSTREP LA, KETOCEF LA); trợ sức: tiêm bắp 3B VIP INJ, VITAMIN C INJ

*Chú ý: Không để trâu, bò nằm lâu một bên sẽ gây hoại tử phần da tiếp xúc xuống nền chuồng; cần giữ nền chuồng khô sạch; chuồng kín và ấm, cho ăn uống đầy đủ, bệnh sẽ nhanh khỏi.

Biện pháp bảo vệ trâu, bò

Để bảo vệ đàn trâu bò của mình khỏi căn bệnh cước chân vào mùa đông giá rét thì bà con thực hiện các biện pháp sau đây:

– Khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài, nhiệt độ ngoài trời dưới 100C thì không thả trâu bò ngoài trời, cần đưa trâu, bò về chuồng nuôi nhốt và chăm sóc.

Bảo vệ trâu bò trong mùa Đông

– Thực hiện công tác chống rét bằng cách che kín chuồng trại, tránh gió lùa và đặc biệt phải giữ cho nền chuồng luôn khô sạch.

– Chăm sóc cho đàn trâu, bò tốt để nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật và chống lại thời tiết giá rét.

– Những ngày thời tiết xuống dưới 100C thì cần pha nước ấm với muối (khoản 8-10%) cho trâu, bò uống.

Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.

Bộ phận nghiên cứu phát triển.

Công ty TNHH SX TM Mebipha.