Bệnh cầu trùng hay xảy ra ở giai đoạn heo con theo mẹ, bệnh khá phổ biến khi điều kiện vệ sinh kém. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh kéo dài làm heo còi cọc, chậm lớn, dễ kế phát bệnh khác gây thiệt hại cao. Vì vậy, bà con chăn nuôi cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh và điều trị theo công thức của Mebipha cho kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh cầu trùng ở heo do ký sinh trùng Isospora suis gây ra. Loại bệnh thường gặp nhất là ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Cầu trùng Isospora suis có đường kính khoảng 20 micromet, được gọi là noãn nang. Chúng ký sinh trong cơ thể heo và phát triển ở niêm mạc ruột non rồi tạo thành những kén hợp tử nhỏ.
Các kén hợp tử sau đó được thải ra môi trường ngoài, gặp điều kiện thuận lợn sẽ phát triển thành bào tử trùng tạo thành các kén bào tử. Khi heo ăn phải các kén bào tử, kén vào cơ thể heo sẽ được phóng thích và đi đến các tế bào của ruột non để sinh sản và phá hủy ruột của heo trong vòng 12 – 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ 20 – 35 độ C khiến cho heo bị tiêu chảy.
Bệnh cầu trùng ở heo xảy ra phổ biến trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có tỷ lệ nhiễm từ 20 – 50% tại các trại chăn nuôi. Bệnh phát sinh, phát triển phổ biến ở những chuồng trại nuôi heo mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.
Dấu hiệu của bệnh
Thường gây bệnh cho heo từ 7-21 ngày tuổi. Trong giai đoạn đầu mới nhiễm bệnh, heo con thường tiêu chảy phân màu trắng sữa, sau đó tùy thuộc vào mầm bệnh kế phát mà heo có các biểu hiện triệu chứng nặng nhẹ khác nhau như tiêu chảy phân nhớt vàng, xám, xanh lá cây hay thậm chí phân có lẫn cả máu.
Ở giai đoạn sau, khi ruột bị tổn thương, mất khả năng tiêu hóa sữa nên ta cũng có thể thấy heo con nôn ra sữa. Heo vừa nôn, vừa tiêu chảy dẫn đến mất nước trầm trọng, lông xù. Tỷ lệ chết có thể lên đến 20% hoặc cao hơn nếu có các mầm bệnh kế phát nguy hiểm như E.coli, Clostridium hay Rotavirus…
Bệnh tích
Bệnh tích chủ yếu do cầu trùng heo gây ra cho heo chỉ nằm trong phạm vi niêm mạc ruột, nhất là phần ruột non.
Mức độ tổn thương của ruột heo phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kén cầu trùng mà heo ăn phải. Nếu số lượng kén ăn phải quá ít, cơ thể heo sẽ tự tiêu diệt mầm bệnh theo cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đó heo không bị tổn thương gì.
Nếu heo ăn phải 1 lượng kén đủ để gây bệnh cầu trùng nhưng không quá nhiều, các tổn thương sẽ ở mức độ nhẹ: ruột heo sưng phồng và hơi cương lên. Thi thoảng thấy một vài vệt máu đông xuất hiện trên niêm mạc ruột.
Nếu heo ăn phải 1 lượng kén nhiều hay nhiễm trùng nặng, ruột sẽ có các biểu hiện như viêm tràn lan kèm theo fibrin; hoại tử ruột.
Sau giai đoạn nhiễm bệnh cầu trùng trên heo nặng nề, 1 số con không qua khỏi và chết, những heo sống sót còn lại đa phần ruột bị teo lại, lông nhung ruột teo ngắn, tế bào niêm mạc ruột hư hại, khả năng hấp thu của heo giảm mạnh điều này làm những con heo từng bị bệnh cầu trùng thường còi cọc, chậm lớn.
Điều trị bệnh cầu trùng ở heo
Dùng thuốc đặc trị cầu trùng MEBI-COX 5% với liều 1ml/3kg TT, lắc đều và cho uống trực tiếp liên tục trong 3 -5 ngày. Thuốc an toàn, không đắng, dễ uống, hiệu quả cao.
Kết hợp kháng thể IMMUNO ONE S với liều 2ml/con, dùng trong 3-5 ngày liên tục để tăng cường miễn dịch, giúp heo phục hồi nhanh, hạn chế còi cọc sau bệnh.
Phòng bệnh cầu trùng trên heo
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh.
Dùng MEBI-COX 5% cho heo con uống lúc 3-5 ngày tuổi với liều 1-2ml/con..
Hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong chăn nuôi, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.